Đặc điểm trình tự ghi sổ sách kế toán du lịch thực tế cơ bản

Sổ sách kế toán du lịch – Ngành du lịch thuộc loại hình thương mại dịch vụ, vì vậy sổ kế toán của công ty du lịch cũng giống sổ kế toán của loại hình doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Bài viết sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ trình bày đặc điểm, trình tự ghi sổ kế toán của công ty du lịch thuộc đơn vị HCSN sản xuất kinh doanh liên quan đến TSCĐ hữu hình.

sổ sách kế toán du lịch
Đặc điểm trình tự ghi sổ sách kế toán du lịch thực tế cơ bản

1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 

Mô hình đơn vị hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật Công ty. Về nhân sự công ty có cán bộ công nhân viên là 1200 người.

Trong đó:

– Số nhân viên biên chế 820 người

– Người làm hợp đồng là 380 người

– Nam nhân viên có 263 người

– Nữ nhân viên có 937 người chiếm 84,2% về trình độ chuyên môn của các cán bộ Công ty

⇒ Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý ncủa công ty xây dựng theo phương pháp trực tuyến chức năng. Phương pháp này tạo được sự thống nhất từ trên xuống và cũng là một loại hình được áp dụng phổ biến nhất nước ta hiện nay.

Phòng kế toán: phụ trách thực hiện các công việc về tài chính kế toán của công ty, là một trong những phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi lĩnh vực kinh doanh du lịch và dịch vụ khác. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa học tập trung các bộ phận kế hoạch thống kê trong phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao về công tác kế toán tài chính. Giúp đỡ cấp trên đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh (doanh thu, tiền lương, thuế…). Ghi chép phản ánh số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của công ty, giám sát việc sử dụng, bảo quản tài sản của công ty, đặc biệt là các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng (sổ sách kế toán du lịch)

2. Tổ chức bộ máy kế toán du lịch

Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo hình thức tập trung và được chia thành các bộ phận theo sơ đồ sau:

sổ sách kế toán du lịch
Bộ máy kế toán du lịch

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán như  sau:

– Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán): là người tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức thống kê thông tin kinh tế, hạch toán ở Công ty, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên Nhà nước tại Công ty. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý phù hợp với qui mô phát triển của Công ty và theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Kế toán trưởng là người phân tích các kết quả kinh doanh và đầu tư để đạt hiệu quả cao, phụ trách toàn bộ công việc của cả phòng, áp dụng các chế độ hiện hành về kế toán tài chính cho Công ty, bố trí công việc cho các nhân viên trong phòng, ký duyệt các hoá đơn chứng từ, các giấy tờ cần thiết có liên quan, tổng hợp các quyết toán.

– Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho trưởng phòng trong lĩnh vực công việc được phân công, cùng với trưởng phòng tham gia vào công tác tổ chức điều hành các phần hành kế toán. Phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn công việc kế toán cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên kế toán để phát huy được khả năng chuyên môn, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của kế toán cung cấp thông tin chính xác kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

– Phó phòng phụ trách thống kê: có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi và phản ánh đầy đủ chính xác tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của Công ty kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị hiện tại, kết hợp với các kế toán khác để có chủ trương và biện pháp kịp thời.

– Nhân viên thống kê: làm công tác thống kê trực tiếp các số liệu về tình hình hoạt động của Công ty, sau đó có nhiệm vụ tổng kết các số liệu đó gửi cho phó phòng phụ trách thống kê – Kế toán thanh quyết toàn đoàn: làm nhiệm vụ thanh toán với hướng dẫn viên, kết toán đoàn trên cơ sở các khoản chi của hướng dẫn thông qua các bảng kê, chứng từ liên quan đến các dịch vụ khách du lịch – Kế toán thanh toán công nợ: có nhiệm vụ chi trả cho các đơn vị địa phương toàn bộ các dịch vụ mà địa phương đó cung cấp và trả các hãng nước ngoài khi thực hiện các Tour du lịch nước ngoài. Do công việc hết sức phức tạp nên bộ phận này được bố trí 2 nhân viên kế toán đảm nhiệm.

– Kế toán thanh toán quốc tế: dựa trên cơ sở từng đoàn khách nước ngoài vào các chương trình mà phòng thị trường đã lập, kế toán bộ phận này có nhiệm vụ tập hợp công nợ, đôn đốc các phòng làm hoá đơn để kịp thời đòi nợ (sổ sách kế toán du lịch)

– Kế toán ngân hàng: chuyên làm công việc giao dịch với ngân hàng, theo dõi tình hình luân chuyển tiền tệ về tài khoản của Công ty từ các tổ chức nợ, đồng thời thực hiện thanh toán với các đối tác thông qua ngân hàng, bằng các hình thức: séc, chuyển khoản, uỷ nhiệm chi…

– Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, thu tiền, thanh toán chi trả cho các đối tượng theo chứng từ được duyệt. Hàng tháng thủ quỹ vào sổ quỹ, lên các báo cáo quỹ, kiểm kê số tiền thực tế trong két phải khớp với số dư trên báo cáo quỹ. Thủ quỹ phải có trách nhiệm bồi thường khi để xảy ra thất thoát tiền mặt do chủ quan gây ra và phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý tiền mặt, theo dõi việc gửi tiền hay rút tiền ở ngân hàng cho kịp thời chính xác. Đồng thời lập kế hoạch thu chi hàng tháng đảm bảo cho công việc kinh doanh của Công ty được bình thường

– Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm của TSCĐ, kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ. Từ đó hạch toán vào sổ chi tiết quản lý chặt chẽ việc sử dụng, mua sắm, sửa chữa, tính khấu hao, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tính toán và phân bổ kế hoạch sử dụng TSCĐ một cách chính xác phù hợp với giá trị của TSCĐ, phù hợp với điều kiện sử dụng của Công ty

ktvh
Tờ trình thanh lý phương tiện vận tải của tổ trưởng đội xe lập

3. Trình tự ghi sổ kế toán du lịch

Là một đơn vị Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa lại là một ngành kinh doanh dịch vụ, do vậy có rất nhiều sự khác biệt so với các ngành sản xuất kinh doanh hàng hoá khác. Công tác kế toán hiện nay ở Công ty được áp dụng theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định Bộ sổ kế toán của doanh nghiệp bao gồm các chứng từ kế toán sau:

sổ sách kế toán du lịch
Trình tự ghi sổ kế toán du lịch

– Biên bản giao nhận TSCĐHH: Biên bản này xác nhận việc giao nhận TSCĐHH. Sau khi hoàn thành việc mua sắm, được cấp phát, viện trợ, nhận vốn góp liên doanh và TSCĐHH thuê ngoài. Biên bản này do 2 bên giao nhận lập 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản (sổ sách kế toán du lịch).

– Thẻ TSCĐHH: theo dõi chi tiết từng TSCĐHH về tình hình thay đổi nguyên giá và hao mòn. Thẻ do kế toán TSCĐHH lập, kế toán trưởng ký xác nhận và được lưu giữ ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng.

– Biên bản thanh lý TSCĐHH (mẫu số 03) do ban thanh lý lập để ghi sổ kế toán.

– Biên bản giao nhận TSCĐHH sửa chữa lớn đã hoàn thành(mẫu số 04): căn cứ để ghi vào chi phí sửa chữa.

– Biên bản đánh giá lại TSCĐHH: biên bản này xác định giá trị hao mòn, giá trị còn lại sau khi đánh giá lại và xác định mới số liệu trên sổ sách kế toán, để xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại tăng hay giảm. Biên bản này do hội đồng đánh giá lại lập. 

⇒ Với quy mô và mô hình tổ chức bộ máy công tác tập trung, hệ thống sổ sách kế toán áp dụng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Với hình thức này kế toán sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, chứng từ ghi sổ để hạch toán. Ngoài ra còn dùng các sổ hạch toán chi tiết như: sổ chi tiết TSCĐHH, bảng tổng hợp chi tiết TSCĐHH Hình thức chứng từ ghi sổ có ưu điểm là dùng cho các loại hình doanh nghiệp và thuận tiện cho việc cơ giới hoá mẫu sổ đơn giản. Tuy nhiên hình thức này còn có nhược điểm ghi chép trùng lặp qua nhiều khâu.

Bài viết trên đã trình bày các đặc điểm, trình tự các cách ghi sổ sách kế toán du lịch. Các bạn có thắc mắc về Khoá học kế toán du lịch lữu hành hãy liên hệ ngay tới Kế toán Việt Hưng để được giải đáp. Chúc các bạn thành công!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...