Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Thuế vãng lai ngoại tỉnh là gì? Các trường hợp phải nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh. Hướng dẫn cách kê khai nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.
Căn cứ pháp lý.
- Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Khoản 1, Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Thuế vãng lai ngoại tỉnh là gì?
Ta có thể hiểu nôm na khái niệm thuế vãng lai ngoại tỉnh như sau.
Thuế vãng lai ngoại tỉnh thực chất là thuế GTGT mà doanh nghiệp phải trích nộp cho cơ quan thuế khi có hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai nằm ngoài tỉnh của trụ sở chính.
Đối tượng nào phải nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh?
Theo điểm d khoản 1, Điều 14 Thông tư 156/2013/TT-BTC và điểm a, khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC. Đối tượng nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh bao gồm.
Đối tượng 1. Đối với doanh nghiệp sản xuất có cơ sở trực thuộc (ngoại tỉnh) không hạch toán kế toán. Khi đó người nộp thuế sẽ kê khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
(Lưu ý: Cơ sở trực thuộc không trực tiếp bán hàng và phát sinh doanh thu).
Đối tượng 2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh. Mà doanh nghiệp không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hướng dẫn cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh.
Cách tính thuế vãng lại ngoại tỉnh đối với doanh nghiệp sản xuất:
– Công thức tính thuế vãng lai ngoại tỉnh đối với hoạt động sản xuất.
= Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra x 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 10%).
= Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra x 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 05%).
Ví dụ 1: Công ty CP Sản Xuất Hòa Phát có trụ sở tại Hà Nội. Công ty này có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Bắc Ninh và Ninh Bình. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.
Trong tháng 10/2019 có số liệu như sau.
- Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Bắc Ninh là: 300 triệu đồng.
- Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Ninh Bình là: 500 triệu đồng.
- Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của công ty Hòa Phát (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 30 triệu đồng.
Vậy:
– Số thuế GTGT mà Công ty Hòa Phát phải nộp cho đơn vị trực thuộc tại Bắc Ninh là.
300 triệu đồng x 2% = 6 triệu đồng.
– Số thuế GTGT mà Công ty Hòa Phát phải nộp cho đơn vị trực thuộc tại Ninh Bình là.
500 triệu x 2% = 10 triệu đồng.
– Số thuế GTGT mà Công ty Hòa Phát phải nộp cho trụ sở chính tại Hà Nội là.
30 triệu đồng – 6 triệu đồng – 10 triệu đồng =14 triệu đồng.
– Cách xác định doanh thu để nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh đối với hoạt động sản xuất như thế nào?
Đó là dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
– Trường hợp Số thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp tính ra > Thuế VAT phải nộp tại trụ sở chính.
Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh = Thuế VAT tại trụ sở chính x (Doanh thu chưa VAT ngoại tỉnh/ Tổng doanh thu chưa VAT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp).
Ví dụ 2. Công ty Hòa Phát có trụ sở tại Hà Nội có 3 đơn vị trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hà Nội, Nam Định và Thái Bình. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán chịu thuế GTGT 5%.
Trong tháng 10/2019 có số liệu như sau:
- Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra tại đơn vị trực thuộc ở Nam Định là 800 triệu đồng.
- Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra tại đơn vị trực thuộc ở Thái Bình là 700 triệu đồng.
- Doanh thu chưa bao gồm VAT của sản phẩm sản xuất ra tại đơn vị trực thuộc ở Hà Nội là 150 triệu đồng.
- Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của công ty Hòa Phát (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 10 triệu đồng.
Công ty Hòa Phát xác định số thuế GTGT phải nộp tại Nam Định và Thái Bình là:
= 800 triệu đồng x1% + 700 triệu đồng x 1% = 15 triệu đồng .
=> Như vậy: Số thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp tính ra > Thuế VAT phải nộp tại trụ sở chính.
Công ty A tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:
+ Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh tại Nam Định là.
10 triệu đồng x 800 triệu đồng / (800 triệu đồng + 700 triệu đồng +150 triệu đồng) = 4.85 triệu đồng.
+ Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh tại Thái Bình là.
10 triệu đồng x 700 triệu đồng /(800 triệu đồng + 700 triệu đồng +150 triệu đồng) = 4.24 triệu đồng.
+ Số thuế GTGT mà Công ty Hoàng Phát phải nộp cho Hà Nội là.
10 triệu – 4.85 triệu đồng – 4.24 triệu đồng. = 0.91 triệu đồng.
– Trường hợp Doanh nghiệp không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì không cần nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.
Bên cạnh đó: Doanh nghiệp cần phải gửi BẢNG PHÂN BỔ THUẾ GTGT theo mẫu 01-6/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Và hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho địa phương đóng trụ sở chính và địa phương của đơn vị trực thuộc.
Ví dụ 3. Giả sử vẫn số liệu của Công ty Hòa Phát như ở Ví dụ 2. Tuy nhiên trong tháng không phát sinh thuế GTGT phải nộp ở trụ sở chính tại Hà Nội. Thì Công ty Hòa Phát không phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.
Vừa rồi là cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh đối với hoạt động sản xuất. Sau đây Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ với bạn cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh cho đối tượng thứ 2.
Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh.
– Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.”
– Như vậy, đối với trường hợp này chỉ khi công trình có giá trị từ 1 TỶ ĐỒNG TRỞ LÊN mới phải nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.
– Theo điểm e, khoản 1, Điều 2 Thông tư 25/2016/TT-BTC. Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh như sau:
= Doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng với cơ quan Thuế quản lý địa phương x 2% (đối với hàng hóa chịu thuế GTGT 10%).
= Doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng với cơ quan Thuế quản lý địa phương x 1% (đối với hàng hóa chịu thuế GTGT 05%).
MỘT SỐ LƯU Ý Đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh:
– Thuế vãng lai ngoại tỉnh và hồ sơ khai thuế vãng lai nộp theo từng lần phát sinh doanh thu.
– Trường hợp trong tháng phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế thì doanh nghiệp có thể đăng ký nộp theo tháng với Cơ quan thuế.
– Tiền thuế vãng lai ngoại tỉnh đã nộp được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sở chính.
Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh theo quy định mới nhất hiện nay. Vậy, đối với các doanh nghiệp sản xuất có các đơn vị trực thuộc khác tỉnh với trụ sở chính không thực hiện hạch toán kế toán. Hoặc đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh cần kiểm tra, rà soát các khoản doanh thu vãng lai ngoại tỉnh phát sinh. Để tiến hành kê khai, tính nộp thuế vãng lai kịp thời.