Viết hóa đơn điều chỉnh có gì khác biệt so với cách viết hóa đơn thông thường? Kế toán Việt Hưng chia sẻ bạn đọc cách viết HĐĐC về MST, tên hàng hóa, ngày, điều chỉnh tăng, giảm tiền thuế, thuế suất, điều chỉnh chiết khấu thương mại theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
VIẾT HOÁ ĐƠN ĐIỀU CHỈNH MÃ SỐ THUẾ, TÊN HÀNG HOÁ, SỐ LƯỢNG
1. Các trường hợp phải lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định:
1.1. Hóa đơn đã lập sai mã số thuế
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai
- Xuất hóa đơn điều chỉnh
- Kê khai hóa đơn điều chỉnh trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế để trống
1.2. Hóa đơn đã lập sai số lượng
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập
- Xuất hóa đơn điều chỉnh
- Kê khai hóa đơn điều chỉnh trên bảng kê bán ra. Kê khai dương nếu điều chỉnh tăng, kê khai âm nếu điều chỉnh giảm
1.3. Hóa đơn đã lập sai tên hàng hóa
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập
- Xuất hóa đơn điều chỉnh
- Kê khai hóa đơn điều chỉnh trên bảng kê khai bán ra
Hóa đơn đã lập sai đơn giá:
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai
- Xuất hóa đơn điều chỉnh
- Kê khai dương trên bảng kê khai bán ra. Nếu điều chỉnh tăng, kê khai âm nếu điều chỉnh giảm
1.4. Hóa đơn lập sai thành tiền
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai
- Xuất hóa đơn điều chỉnh
- Kê khai dương trên bảng kê khai bán ra. Nếu điều chỉnh tăng, kê khai âm nếu điều chỉnh giảm
Viết hóa đơn điều chỉnh có 3 trường hợp:
- Hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp
- HĐĐC làm giảm số thuế trên hóa đơn
- HĐĐC làm tăng số thuế trên hóa đơn
2. Cách viết hóa đơn điều chỉnh
Trường hợp hóa đơn viết sai tên, địa chỉ, mã số thuế người mua (đây là những sai sót không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp). Và đã được kê khai.
Bước 1:
- Bạn phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn ghi rõ các nội dung viết sai.
Bước 2:
- Bạn lập HDĐC cùng ngày với ngày lập biên bản điều chỉnh. Trên HĐĐC, ghi rõ ở phần nội dung như sau:
“Hóa đơn điều chỉnh tên/địa chỉ/MST của hóa đơn GTGT ký hiệu….., mẫu số….., số….. được lập ngày………… đã kê khai quý/tháng…..” bỏ trống phần thành tiền và tiền thuế.
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: ………..
Liên 3: Nội bộ Số:
Ngày tháng năm
Đơn vị bán hàng:……………………………………………………………………………
Mã số thuế: ………………….……………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………………………………………………………………
Số tài khoản…………………………………………………
Họ tên người mua hàng:………………………………………………………………………
Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
Hình thức thanh toán:…………………………………………………………..
Số tài khoản………………………………………………………………………………………..
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Điều chỉnh mã số thuế đã ghi là “…..” tại hoá đơn số … ký hiệu ……,ngày ….tháng ……năm … | \ | \ | \ | \ |
Cộng tiền hàng: \ | |||||
Thuế suất GTGT: \ Tiền thuế GTGT: \ | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán: \ Số tiền viết bằng chữ: \ |
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu)
> LƯU Ý
Thực hiện theo công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế.
- Đối với bên bán, kê khai HĐĐC giảm vào bảng kê đầu ra và ghi âm là giảm giá trị, số thuế GTGT đầu ra.
- Đối với bên mua, kê khai HĐĐC giảm vào bảng kê đầu vào và chi âm làm giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Các sai sót cần phải sử dụng HĐ điều chỉnh xảy ra khi: sai số lượng hàng hoá, đơn giá, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng. Điều chỉnh hóa đơn viết sai, …sai hóa đơn làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay tiền thuế được khấu trừ, mà hai bên đã kê khai thuế. Kế toán viên cần nắm rõ cách xử lý và cách viết HĐĐC trong từng trường hợp khi có sai sót. Chúc các bạn thành công! 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939