Trường hợp công ty chậm nộp hồ sơ khai thuế phải xử lý thế nào?

Đánh giá

Chậm nộp hồ sơ khai thuếViệc nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn là yêu cầu chính của một kế toán thuế. Vì vậy để các kế toán không bị quên thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cũng như nắm rõ việc xử lý khi nộp chậm hồ sơ khai thuế. Sau đây Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý và làm công văn giải trình  trong trường hợp công ty chậm nộp hồ sơ khai thuế.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Theo Điều 5, điều 6, Điều 7, Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế  có hiệu lực từ ngày 05/12/2020

1. Chậm nộp hồ sơ khai thuế bao gồm những hồ sơ gì?

  • Hồ sơ khai thuế môn bài
  • Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý
  • Hồ sơ khai thuế TNCN tháng, quý
  • Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN năm
chậm nộp hồ sơ khai thuế
Trường hợp công ty chậm nộp hồ sơ khai thuế – Cách xử lý?
  • Báo cáo tài chính năm
  • Và các hồ sơ khai thuế phát sinh theo từng lần phát sinh hoặc theo thông báo của cơ quan thuế (nếu có)

2. Cách xử lý chậm nộp hồ sơ khai thuế

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định: “Việc chậm nộp hồ sơ khai thuế thuộc về vi phạm hành chính về thuế”. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 

2.1 Những lưu ý trong trường hợp xử lý chậm nộp hồ sơ khai thuế 

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

  • Trong trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần
  • Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt

2.3 Các hình thức xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

PHẠT CẢNH CÁO:

Áp dụng với việc chậm nộp tờ khai thuế không nghiêm trọng, có tình tiết 

giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định 125/2020

PHẠT TIỀN:

Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tổ chức có vi phạm về thủ tục thuế

CÁC MỨC PHẠT TIỀN

Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

BƯỚC 1: Xác định số ngày chậm nộp hồ sơ khai thuế

BƯỚC 2: Tính số tiền chậm nộp theo quy định sau

STT

Mức phạt

Số ngày chậm nộp

1

Phạt cảnh cáo

Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 01 đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ

2

Phạt tiền từ 2 triệu đồng – 5 triệu đồng

Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 01 đến 30 ngày và có tình tiết giảm nhẹ (trừ trường hợp 1)

3

Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 8 triệu đồng

Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 31 đến 60 ngày

4

Phạt tiền từ 8 triệu đồng – 15 triệu đồng

Đối với 1 trong các hành vi sau:

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5

Phạt tiền từ 15 triệu đồng – 25 triệu đồng

Đối với hành vi khai thuế: nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế 

 3. Quy định của pháp luật về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Theo Điều 44 Luật số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định:

“1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.

4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

5. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động”.

Với việc nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì:

Trường hợp tổ chức kê khai lần đầu, thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Sau đó, trong chu kỳ ổn định, hàng năm tổ chức không phải kê khai lại thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp. Trong trường hợp tô chức kê khai khi có phát sinh thay đổi các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp và khai bổ sung khi phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi.

4. Cách lập và điền mẫu công văn giải trình chậm nộp hồ sơ khai thuế

Công văn giải trình chậm nộp hồ sơ khai thuế là văn bản do người nộp thuế (doanh nghiệp) soạn thảo để gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp để giải trình về việc chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Mục đích của việc làm công văn giải trình chậm nộp hồ sơ khai thuế: Lý do chậm nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế

chậm nộp hồ sơ khai thuế 2
Mẫu công văn giải trình chậm nộp hồ sơ khai thuế

Việc nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn với cơ quan nhà nước là nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Từ đó giúp cơ quan thuế có thể quản lý kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trường hợp người nộp thuế không có khả năng  nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do nguyên nhân: thiên tai, thảm hoa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ thì cần có văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ trước  khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Việc gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

@ketoanviethung

14 điểm kế toán cần lưu ý khi CQT quyết toán thuế tại các doanh nghiệp #ketoan #chiase #quyettoanthue #ketoanviethung #learnontiktok #xuhuong

♬ nhạc nền – Kế Toán Việt Hưng – Kế Toán Việt Hưng

Trên đây là những chia sẻ Kế Toán Việt Hưng về trường hợp công ty chậm nộp hồ sơ khai thuế cần lập công văn giải trình mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đừng quên LIKE FANPAGE để kịp thời cập nhật ưu đãi học phí mới nhất dành cho các khóa học kế toán!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận