Trở thành kế toán nội bộ giỏi, cần làm những gì?

Đánh giá

Kế toán nội bộ trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết. Vậy, kế toán nội bộ là gì? Công việc của kế toán nội bộ như nào? Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ các bạn đọc công việc và trách nhiệm của kế toán nội bộ trong bài viết sau.

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp.

1. Công việc của kế toán nội bộ

Các công việc kế toán nội bộ cần làm

  • Kế toán nội bộ cần phải đảm nhiệm tất cả những công việc ghi chép sổ sách hoạt động diễn ra hàng ngày. ví dụ như:
  • Làm các loại phiếu (thu, chi, xuất).
  • Nhập dữ liệu theo dõi chi phí
  • Lập phiếu thu, chi, chứng từ giao dịch ngân hàng.
  • Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp
  • Lập các báo cáo về công nợ, và các báo cáo liên quan đến phần hành mình quản lý
  • Theo dõi mọi công nợ sát sao, giao dịch với đối tác đòi nợ trả đúng hạn.
  • Theo dõi BHXH,BHYT.
  • Theo dõi các thể loại hợp đồng kinh doanh.
  • Theo dõi công nợ phải thu, phải trả
  • Làm chi tiết và giải thích số dư các tài khoản do mình quản lý;
  • Hạch toán doanh thu, chi phí, phân bổ các chi phí dài hạn;
  • Quản lý quỹ tiền mặt, theo dõi thu – chi cho văn phòng
  • Quản lý các khoản công nợ, đôn đốc và thu hồi công nợ
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra, nhập liệu vào phần mềm kế toán hàng tháng
  • Tổng hợp báo cáo theo yêu cầu.
  • Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt (chỉ đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ qũy
  • Kiểm soát doanh thu, chi phí để đảm bảo các khoản doanh thu, chi phí đã được ghi nhận đúng

Một số việc khác, kế toán nội bộ có thể làm :

  • Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán
  • Kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.
  • Kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán.
  • Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên
  • Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên

2. Kế toán nội bộ bao gồm

công việc của kế toán nội bộ

  • Kế toán thu chi (đóng vai trò của thủ quỹ)
  • Kế toán kho
  • Kế toán ngân hàng
  • Kế toán tiền lương
  • Kế toán bán hàng
  • Kế toán công nợ
  • Kế toán tổng hợp
  • Kế toán trưởng
  • Kiểm soát nội bộ

3. Kinh nghiệm làm kế toán nội bộ giỏi

Muốn trở thành kế toán giỏi và chuyên nghiệp bạn phải:

  • Giỏi nghiệp vụ kế toán.
  • Thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định về thuế, hiểu rõ luật về thuế.
  • Thành thạo vi tính (thành thạo Excel, biết cách sử dụng phần mềm kế toán như: Fast , Misa)
  • Phải có tính quyết đoán giải quyết vấn đề  (Phải nắm rõ luật để giải quyết đúng)
  • Biến những khoản không hợp lý thành hợp lý (Nhưng không sai luật)
  • Giỏi ngoại ngữ (Nếu bạn làm cho công ty nước ngoài thì phải biết nói chuyên trực tiếp với cấp trên người nước ngoài)
  • Khả năng đối đáp với cơ quan thuế.

Bên cạnh đó công việc kế toán không chỉ dừng lại ở việc xử lý các nghiệp vụ phát sinh thực tế mà là sự tài tình với những con số biết nói. Kế toán tổng hợp là công việc không phải nhân viên kế toán nào cũng có thể làm một cách khoa học nhất. Từ kế toán thực hành nội bộ tới kế toán tổng hợp không chỉ là kiến thức thực tiễn mà là sự cân đo, đong đếm giữa thực thu và thực chi. Đòi hỏi các kế toán viên phải nhạy bén trên các chứng từ, hoá đơn thuế có giá trị pháp lý.

Công việc của một kế toán nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nghiệp vụ phải xử lý. Và ở mỗi bộ phận kế toán được phân chia công việc cụ thể. Hy vọng với những kinh nghiệm mà kế toán Việt Hưng chia sẻ cho bạn đọc sẽ giúp ích các bạn kế toán viên ngày càng giỏi trong công việc. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận