Chứng từ thanh toán ngân hàng hạch toán thế nào?

Đánh giá

Nghiệp vụ kế toán phát hành chứng từ thanh toán ngân hàng là một trong các khoản khoản phải trả trong tương lai. Vậy, kế toán phát hành chứng từ thanh toán ngân hàng hạch toán như thế nào? Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán chứng từ thanh toán ngân hàng trong bài viết dưới đây. 

Hạch toán chứng từ thanh toán ngân hàng như thế nào?
Hạch toán chứng từ thanh toán ngân hàng như thế nào?

Chứng từ thanh toán ngân hàng là hay còn gọi là giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi, và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua.

Các chứng từ gốc được sử dụng là:

  • Giấy nộp tiền

  • Ủy nhiệm thu (chi)

  • Séc và các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

Cách hạch toán chứng từ thanh toán ngân hàng

Kết cấu tài khoản

Bên nợ:

  • Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ thanh toán

Bên có:

  • Số tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá

Số dư có:

  • Số tiền của GTCG đã phát hành nhưng chưa đến kỳ thành toán cho người mua.

Kết cấu TK 433, 436

  • Bên nợ: Phân bổ phụ trội GTCG  phát sinh trong kỳ

  • Bên có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ

  • Số dư có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ.

Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp I:

  • TK 43 – TCTD phát hành các giấy tờ có giá( GTCG)

Tài khoản cấp II:

  • TK 431- Mệnh giá GTCG bằng VND

  • TK 432 – Chiết khấu GTCG bằng VND

  • TK 433 – Phụ trội GTCG bằng VND

  • TK 434 – Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng

  • TK 435 – Chiết khấu GTCG  bằng ngoại tệ và vàng

  • TK 436 – Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng

  • TK 492 –  Lãi phải trả về phát hành GTCG.

TK cấp III:

  • TK 4921: Lãi phả i trả cho GTCG bằng VND

  • TK 4921: Lãi phải tra cho GTCG bằng ngoại tệ

Phát hành GTCG theo mệnh giá( Trả lãi sau)

  • Khi NH phát hàng GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá

Có TK 431, 434: Mệnh giá

  • Hàng tháng NH dự tính lãi phải trả cho khách hàng

Nợ TK 803: Trả lãi phát hàng GTCG

Có TK 492: Lãi phải tra về Phát hành GTCG

  • NH thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 431, 434: Mệnh giá

Nợ TK 492: Lãi phải trả

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá cùng lãi suất

Ngân hàng phát hành GTCG theo chiết khấu( Trả lãi trước)

  • Khi ngân hàng phát hành GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá – Lãi suất

Nợ TK 492:  Lãi suất

Có TK 432, 435:  Mệnh giá

  • Hàng tháng NH tính lãi phải trả cho khách hàng vào chi phí

Nợ TK 803: Lãi suất

Có TK 492: Lãi suất

  • Ngân hàng thanh toán GTCG cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 432, 435: Mệnh giá

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá

Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ bạn đọc nghiệp vụ kế toán phát hành chứng từ thanh toán ngân hàng. Hy vọng bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích cho các kế toán viên mới bắt đầu công việc. Đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Chúc các bạn thành công. Đừng quên truy cập fanpage để cùng cộng đồng nhà kế học hỏi mỗi ngày nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận