Thông tư số 23/2019/TT-NHNN: Dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam

Đánh giá

Dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam được quy định tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN của NHNN Việt Nam, sửa đổi và bổ sung một số điều trong Thông tư 39/2014/TT-NHNN. 

trung gian thanh toán ở việt nam
Thông tư số 23/2019/TT-NHNN: Về dịch vụ trung gian thanh toán ở việt nam

Ngày 22/11/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán..

1. Sử dụng Ví điện tử phương tiện trung gian thanh toán ở Việt Nam

a) Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiện từ:

  • Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng;
  • Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

b) Khách hàng được sử dụng Ví điện tử để:

  • Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
  • Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;
  • Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng.

c) Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa 100 triệu đồng Việt Nam trong một tháng. 

d) Trừ trường hợp, Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử.

e) Đặc biệt, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví điện tử.

2. Công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử

– Cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động), tổng số dư Ví điện tử của tất cả khách hàng tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;

– Cho phép giám sát tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử, thông tin của từng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác. Bao gồm tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;

– Cho phép khai thác số liệu theo kỳ báo cáo tháng (tính từ ngày 01 của tháng đến ngày cuối cùng của tháng) vào chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo, bao gồm:

  • Tổng số lượng và tổng số dư Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
  • Tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
  • Thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán) bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền; tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịch khác nếu có (chỉ thống kê các giao dịch do hệ thống xử lý thành công). Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

3. Mẫu Phụ lục số 1 khi sử dụng Dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam

PHỤ LỤC SỐ 01

(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN

ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: ……

…., ngày….tháng….năm….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Căn cứ Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị/Đại hội đồng cổ đông hoặc văn bản khác theo thẩm quyền quy định tại Luật Doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép số… ngày… tháng… năm…. về việc đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:

– Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

– Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):

– Tên đầy đủ bằng tiếng Anh (nếu có):

– Tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có):

– Tên dùng để giao dịch (nếu có):

2. Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số… được cấp bởi… ngày… tháng… năm…

3. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:

4. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số Fax, Email:

5. Tên, nội dung (các) dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị cấp Giấy phép:

– Dịch vụ chuyển mạch tài chính;

– Dịch vụ bù trừ điện tử;

– …

Chúng tôi cam kết đáp ứng và chấp hành nghiêm chỉnh các điều kiện quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nếu vi phạm, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

Hồ sơ đính kèm:

1.

2.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đây là những điểm mới, nổi bật của thông tư 23/2019/TT-BTC về dịch vụ trung gian thanh toán ở VN. Thông tư có hiệu lực từ ngày 7/1/2020. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận