06 Tiêu điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 78/2021 về hóa đơn điện tử

Đánh giá

Vừa qua trong tháng 9 này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021 /TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Cho thấy sự đổi mới bổ sung về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn điện tử, xử lý hóa đơn điện tử bị sai sót đã gửi cơ quan thuế,… Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu cụ thể 06 tiêu điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 78/2021 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2022 tới đây.

1. Tiêu điểm được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

Như trước đó, việc ủy nhiệm lập hóa đơn trong đó có hóa đơn điện tử có quy định tại Điều 17 Thông tư 39/2014/TT-BTC nhưng mới đây đã được quy định cụ thể hơn tại Điều 3 Thông tư 78/2021 /TT-BTC như sau:

– Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba

  • Có quan hệ liên kết với người bán được xác định theo quy định về quản lý thuế

  • Đối tượng đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử 

  • Đối tượng không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP 

⇒ Lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ

– Hình thức có nội dung văn bản đầy đủ (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa 02 bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm, bao gồm thông tin:

  • Thông tin giữa 02 bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm (tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số)

  • Thông tin về hoá đơn điện tử ủy nhiệm (loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn)

  • Mục đích ủy nhiệm

  • Thời hạn ủy nhiệm

  • Phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm (ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm)

– Thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử (bao gồm cả trường hợp chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm): Việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. 02 bên cần sử dụng Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT của Phụ lục IA tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định để thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử 

+ Trường hợp 02 bên thuộc  Phần 5 “Danh sách chứng thư số sử dụng”

-> điền thông tin đầy đủ chứng thư số sử dụng của cả hai bên

+ Trường hợp đối với bên nhận ủy nhiệm tại cột 5 Phần 6 “Đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn”

-> điền thông tin tên, tổ chức ủy nhiệm và mã số thuế của bên ủy nhiệm

Thông tư 78/2021
06 Tiêu điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 78/2021 về hóa đơn điện tử

2. Tiêu điểm chi tiết ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử

Tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021 /TT-BTC có giải thích chi tiết:

MẪU SỐ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

KÝ HIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Là ký tự có 01 chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng

Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng

Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công

Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia

Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử

nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng, quy định như sau:

Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;

+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;

+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền;

+ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử;

+ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử;

+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

Hai ký tự cuốichữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;

– Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết)

Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử:

+ “1C22TAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; 

+ “2C22TBB” – là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế;

+ “1C23LBB” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;

+ “1K23TYY” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

+ “1K22DAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;

+ “6K22NAB” – là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã được lập năm 2022 doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế;

+ “6K22BAB” – là phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử loại không có mã được lập năm 2022 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế

hóa đơn điện tử
Mẫu tham khảo số 6: Hóa đơn giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành Phụ lục II tại Thông tư số 78/2021

3. Tiêu điểm bổ sung áp dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng 

Tại Điều 6 Thông tư 78/2021 /TT-BTC bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm:

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;

b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

4. Tiêu điểm quy định riêng dành cho dịch vụ ngân hàng về thời điểm lập hóa đơn điện tử

Tại Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 trước đó có nêu nhưng chưa quy định cụ thể riêng về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ngân hàng, nhưng nay tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 78/2021 /TT-BTC nêu rõ:

(1) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa 2 bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên

-> Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ

(2) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác)

-> Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh

5. Tiêu điểm xử lý hóa đơn điện tử bị sai sót đã gửi cơ quan thuế

 Tại Điều 7 Thông tư 78/2021 /TT-BTC có bổ sung thêm cách xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp như sau:

STT

TRƯỜNG HỢP

CÁCH XỬ LÝ

VĂN BẢN ĐÍNH KÈM

1

Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đã gửi cơ quan thuế lần đầu

Cách xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế thì người bán được lựa chọn để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh (tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA 

2

Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đã gửi cơ quan thuế đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót lần 2

Cách xử lý như trường hợp lần đầu

Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA 

3

Bị thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế (sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT)

Cách xử lý người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung

Mẫu 01/TH-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (trừ trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các thông tin ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì phải điền đủ các thông tin: ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn vào cột 14 “thông tin hóa đơn liên quan” tại

4

Bị sai sót bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế

Cách xử lý người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp

LƯU Ý: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA cần ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo)

VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

– Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ (tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

-> Cách xử lý hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn như trường hợp trên (mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA)

Trường hợp hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót

-> người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.

Trường hợp nội dung về giá trị trên hóa đơn điện tử có sai sót

-> điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế

6. Tiêm điểm lần đầu quy định hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền

Việc hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế đã có tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nhưng chính thức lần đầu có quy định riêng tại Điều 8 Thông tư 78/2021 /TT-BTC đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền như sau:

(1) Đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

1. Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

2. Không bắt buộc có chữ ký số;

3. Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế

(2) Đối tượng áp dụng 

Doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác) được lựa chọn sử dụng hoá đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã.

(3) Nội dung hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế 

– Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán

– Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế) 

– Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT

– Thời điểm lập hóa đơn

– Mã của cơ quan thuế

-> Mã của cơ quan thuế được cấp tự động, theo dải ký tự cho từng cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều này khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế và đảm bảo không trùng lắp

-> Chú ý nhất là Tổng cục Thuế sẽ hướng dẫn triển khai việc sử dụng mã của cơ quan thuế cấp đối với những hóa đơn điện tử này để “tham gia dự thưởng”

Trường hợp sử dụng phương pháp khấu trừ thì tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT Thời điểm lập hóa đơn, Mã của Cơ quan thuế.

7. 14 văn bản quy định về hoá đơn, chứng từ sẽ hết hiệu lực từ 01/7/2022 khi Thông tư 78/2021 /TT-BTC chính thức thi hành 

thông tư 78/2021
14 văn bản quy định hóa đơn, chứng từ hết hiệu lực khi Thông tư 78/2021 thi hành áp dụng từ 1/7/2022
thông tư 78/2021
14 văn bản quy định hóa đơn, chứng từ hết hiệu lực khi Thông tư 78/2021 thi hành áp dụng từ 1/7/2022 (tiếp)

a) Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;

b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

c) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

d) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính);

đ) Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;

e) Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ  trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015;

g) Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

h) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính);

i) Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử;

k) Thông tư số 88/2020/TT-BTC ngày 30/10/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử.

Trên đây là những tiêu điểm chính đáng chú ý trong Thông tư 78/2021 /TT-BTC về hóa đơn điện tử mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ đến bạn đọc hi vọng có đóng góp hữu ích mong rằng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ theo dõi những bài viết thông tin cập nhật mới nhất của chúng tôi!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Diệu Lý
Diệu Lý
Bình chọn :
     

Trên hóa đơn em bị sai đơn vị tính của sản phẩm. Vậy theo thông tư 78 thì em phải làm gì ạ? Anh/chị cho em xin phương án với ạ!

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Diệu Lý

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

Vẫn xử lý như bình thường:
– Nếu chưa gửi người mua: hủy và xuất mới
– Gửi người mua rồi: Xuất HĐ thay thế hoặc lập HĐ điều chỉnh

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223