Thang bảng lương cho doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Các căn cứ để xây dựng thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp là gì? Đối tượng nào cần xây dựng và nộp thang lương, bảng lương? Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
1. Tại sao phải xây dựng thang lương, bảng lương?
– Theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 quy định như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.”
=> Như vậy, nhằm làm cơ sở tuyển dụng, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng cũng như trả lương cho người lao động. Thì Doanh nghiệp cần phải xây dựng TBL cho mình.
2. Các nội dung có trong TBL là gì?
* Thang lương, bảng lương bao gồm những nội dung gì?
– TBL bao gồm:
+ Chức danh, công việc
+ Bậc lương.
+ Mức lương.
– Người ta gọi thang bảng lương (TBL) , bởi sẽ có nhiều bậc khác nhau đối với mỗi chức danh, công việc cụ thể.
Căn cứ vào Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-P. Quy định về nguyên tắc cách xây dựng TBL để chúng ta có cách xây dựng TBL cho doanh nghiệp.
2.1. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương – Số bậc lương?
Số bậc lương trong thang bảng lương là bao nhiêu?
Không có một quy định cụ thể cho số bậc trong thang lương, bảng lương. Thay vào đó là tùy vào quy mô, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, mức độ phức tạp trong công tác quản lý, cấp bậc công việc có trong doanh nghiệp. Đối với mỗi bậc lương sẽ có mức lương khác nhau.
2.2. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương – Xác định mức lương?
– Mức lương thấp nhất hay còn gọi là mức lương khởi điểm (BẬC 1): tùy vào trình độ phức tạp của công việc để công ty quy định. Tuy nhiên vẫn cần tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất (BẬC 1) trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành.
+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 hiện nay như sau:
Vùng | Đối với lao động chưa qua đào tạo | Đối với lao động qua đào tạo |
1 | 4.180.000 đồng/tháng. | 4.472.600 đồng/tháng. |
2 | 3.710.000 đồng/tháng. | 3.969.700 đồng/tháng. |
3 | 3.250.000 đồng/tháng. | 3.477.500 đồng/tháng. |
4 | 2.920.000 đồng/tháng. | 3.124.400 đồng/tháng. |
– Như vây: Mức lương thấp nhất đối với công việc hoặc chức danh đơn giản nhất làm việc trong điều kiện bình thường không được thấp hơn 4.180.000 đồng/tháng.
Ví dụ cụ thể cho cách xây dựng thang bảng lương đối với mức lương bậc 1.
Đối với thang lương cho bộ phận tạp vụ. Bao gồm các chức danh như bảo vệ, lao động, nấu ăn… không được thấp hơn 4.180.000 đồng.
– Đối với lao động đã qua đào tạo có cùng mức độ phức tạp trong công việc thì phải cao hơn ít nhất 7% là 4.472.600 đồng/tháng.
– Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
– Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Ví dụ: Vị trí công việc khai thác than tại Công ty A cần yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên. Vị trí làm việc tại khu đặc biệt X được xác định là có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc. Thì vị trí công việc này sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với công nhân có bằng từ cao đẳng trở lên làm việc khai thác trong điều kiện lao động bình thường.
Giả sử:
– Mức lương thấp nhất (Bậc 1) của vị trí làm việc khai thác bình thường là 4.472.600 (đồng/tháng).
– Thì đối với vị trí khai thác trong điều kiện lao động đặc biệt khó khăn sẽ ít nhất phải bằng: 4.472.600 (đồng/tháng) x 107% = 4.785.682 (đồng/tháng).
2.3. Cách xác định khoảng cách giữa các bậc lương trong thang bảng lương.
Mục đích của việc xây dựng nhiều bậc lương khác nhau để làm gì?
Như đã nói ở trên việc có nhiều bậc lương hay không là tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. Nhưng đều chung mục đích là nhằm khuyến khích người lao động phát triển tài năng, tích lũy kinh nghiệm, cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Và theo quy định khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề phải chênh lệch nhau ít nhất 5%.
Ví dụ cách xây dựng thang bảng lương, cách xác định mức lương của các bậc lương.
Đối với chức danh bảo vệ.
– Mức lương Bậc 1: 4.180.000 đồng/tháng.
– Thì mức lương Bậc 2 phải cao hơn Bậc 1 ít nhất 5%. Tương đương mức lương thấp nhất của Bậc 2 đối với chức danh bảo vệ là:
4.180.000 (đồng/tháng) x 105% = 4.389.000 (đồng/tháng)
Trên đây là những nội dung cơ bản để bạn hình dung ra được cách xây dựng thang bảng lương theo quy định mới nhất hiện nay.
3. Tóm tắt từng bước cho cách xây dựng thang bảng lương theo quy định mới nhất hiện nay.
3.1. Cách xây dựng thang bảng lương bao gồm các bước sau:
Bước 1: Rà soát, xem xét các công việc, chức danh hiện có trong doanh nghiệp mình.
Bước 2: Phân loại các chức danh, công việc tương đồng vào một nhóm:
Ví dụ: Chức vụ bảo vệ, lao động, nấu ăn thì phân vào nhóm TẠP VỤ.
Bước 3: Xây dựng các thang lương, bảng lương cho các vị trí công việc.
Nguyên tắc xây dựng số bậc lương và mức lương được xác định như đã trình bày ở trên.
3.2. Mẫu thang bảng lương theo quy định mới nhất hiện nay.
Sau đây Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ mẫu thang bảng lương dành cho bạn tham khảo.
Các bạn tải về >> TẠI ĐÂY.
3.3. Cách xây dựng thang bảng lương 2019 cần tuân thủ các yêu cầu sau.
Khi xây dựng thang bảng lương cần đảm bảo các nguyên tắc:
+ Tôn trọng tính bình đẳng.
+ Doanh nghiệp cần phải xây dựng riêng cho mình tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện để được nâng bậc lương.
+ Khi xây dựng thang bảng lương phải tham khảo ý kiến của đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp.
+ Thang bảng lương phải được công bố công khai tại doanh nghiệp.
Trên đây là hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2019. Xây dựng thang bảng lương là một việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Sau khi xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp cần nộp thang bảng lương cho Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ngoài ra, định kỳ kế toán cần rà soát, đối chiếu nhằm đảm bảo thang bảng lương của doanh nghiệp đang phù hợp với quy định hiện hành (về tổ chức sản xuất, lao động, mặc bằng tiền lương, mức lương tối thiểu vùng…)
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG BÀI ” CÁCH XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG 2019“
>> Lưu ý 1: Việc xây dựng thang bảng lương là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ban hành ngày 13/09/2018 quy định.
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương như sau.
1. Bổ sung Điều 8 Chương III như sau.
“Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động.
Doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc sau đây”.
2. Bổ sung vào cuối điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV như sau.
“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy từ ngày 01/11/2018 doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Lưu ý 2:Theo Điều 8, Điều 9 Nghị định 03/2014/NĐ-CP quy định.
– Đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đi vào hoạt động.
+ DN phải khai trình việc sử dụng lao động cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với DN thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở , chi nhánh, văn phòng đại diện.
Như vậy, các bạn cần ghi nhớ ngoài nộp thang lương, bảng lương ra còn phải báo cáo, khai trình sử dụng lao động.
Các bạn đang xem “Cách xây dựng thang bảng lương 2019”
Chúc các bạn thành công!