Điểm thay đổi mới của Thông tư 133/2016/TT-BTC với QĐ 48/2006/QĐ-BTC

Đánh giá

Các điểm mới trong Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016

I. So sánh Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 và Quyết định 48/2006/Đ-BTC ngày 14/09/2016.

  1. Giống nhau

Đều áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ và số lượng lao động bình quân trong năm  nhỏ hơn 300 người.

  1. Khác nhau

Thông tư 133Quyết định 48

Về chứng từ và sổ kế toán

– Doanh nghiệp được tự xây dựng hệ thống chứng từ và sổ kế toán để đáp ứng yêu cầu quản trị, điều hành phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp miễn là đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán.– Doanh nghiệp xây dựng chứng từ và sổ kế toán theo mẫu quy định trong QĐ 48

Nguyên tắc kế toán và bút toán định khoản

– Chỉ quy định nguyên tắc kế toán.

Không hướng dẫn các bút toán định khoản. Doanh nghiệp tự thực hiện bút toán ghi sổ sao cho phù hợp quy trình luân chuyển chứng từ miễn sao BCTC đúng.

– Quy định chi tiết các bút toán định khoản

– Đồng tiền ghi sổ

Doanh nghiệp tự lựa chọn đồng tiền ghi sổ kế toán khi đáp ứng được các tiêu chí Chế độ quy định

– Ghi sổ theo đồng Việt Nam

– Doanh nghiệp nội bộ

Doanh nghiệp được tự quyết định ghi hoặc không ghi doanh thu từ các giao dịch nội bộ mà không phụ thuộc chứng từ xuất ra.

– Vốn

Doanh nghiệp được tự quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn nhận từ doanh nghiệp là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu

– Doanh thu nội bộ

Việc ghi nhân doanh thu từ các giao dịch nội bộ căn cứ vào các chứng từ xuất ra là Hóa đơn GTGT hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Doanh nghiệp Được lựa chọn biểu mẫu BCTC theo tính thanh khoản giảm dần hoặc phân biệt ngắn hạn, dài hạn theo truyền thống…

– Quy định rõ biểu mẫu BCTC mà doanh nghiệp phải áp dụng.
– Tài khoản kế toán:

Chủ yếu quy định đến TK cấp 1, chỉ một số ít TK chi tiết đến cấp 2, mỗi tài khoản chỉ phản ánh một nội dung chứ không có riêng TK ngắn hạn, dài hạn. Doanh nghiệp được tự chi tiết và theo dõi ngắn hạn, dài hạn hoặc mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của mình

– Tài khoản kế toán:

Quy định chi tiết tài khoản cấp 1, cấp 2, ngắn hạn, dài hạn.

II. Ưu điểm của Thông tư 133

– Đổi mới cách tiếp cận chính sách. Tiếp cận gần hơn thông lệ và Chuẩn mực quốc tế.

– Đề cao tính khả thi áp dụng trong thực tế doanh nghiệp.

– Tách biệt kế toán và thuế, hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp. Chúng ta vẫn hay quan niệm doanh thu, chi phí kế toán phải giống doanh thu, chi phí thuế hoặc việc xuất hóa đơn phải đi kèm với việc ghi nhận doanh thu. Nhưng bản chất và mục đích của kế toán khác với thuế, nên trong nhiều trường hợp thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí kế toán khác với thời điểm kê khai thuế. Chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ có sự khác biệt giữa chi phí, lợi nhuận kế toán, doanh thu so với doanh thu tính thuế TNDN, thuế GTGT và thu nhập chịu thuế, chi phí được trừ.

Ví dụ 1:

+ Doanh nghiệp mua ô tô dưới 9 chỗ ngồi trị giá 2 tỉ đồng, chi phí khấu hao kế toán là 2 tỉ nhưng chi phí khấu hao tính thuế tối đa là 1,6 tỉ;

+  Mua vé máy bay, phòng vé phải xuất hóa đơn nhưng hành khách chưa bay thì Hãng hàng không chưa ghi nhận doanh thu;

Kế toán không phải là câu chuyện Nợ – Có, cần tách biệt kỹ thuật ghi chép trên sổ kế toán và kỹ thuật trình bày báo cáo tài chính.

– Kết quả cuối cùng của kế toán là thông tin được trình bày trên BCTC. Nhà quản trị doanh nghiệp, đối tác, cổ đông,… chỉ quan tâm đến kết quả được trình bày trên BCTC, chứ không ai chi tiết nghiệp vụ hạch toán tài khoản. Vì vậy mấu chốt là các thông tin trên BCTC phải phù hợp với 7 nguyên tắc là hoạt động liên tục, trình bày trung thực, dồn tích, lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán, trọng yếu và sự hợp nhất bù trừ nhất quán chứ không phải việc ghi Nợ hay Có đơn thuần. Mỗi kế toán có thể áp dụng các bút toán kế toán khác nhau nhưng cuối cùng bản chất của các giao dịch được trình bày trên BCTC phải giống nhau.

Mặt khác: Một chỉ tiêu trên BCTC được lập căn cứ từ nhiều tài khoản

Ví dụ 2:

– Chỉ tiêu phải thu khác trên BCTC gồm: TK 1288, TK 136, TK 138.

Và ngược lại một TK cần chi tiết nhiều chỉ tiêu trên BCTC.

Ví dụ 3:

TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm:

+ Tiền gửi dưới 3 tháng trên BCTC là “Tương đương tiền”

+ Đầu tư trái phiếu trên BCTC là “Đầu tư tài chính”

+ Khoản cho vay trên BCTC là “Cho vay”

III. Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133 và Quyết định 48

Thông tư 133

Quyết định 48

Không cóTK 1113, 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

TK 121: Chứng khoán kinh doanh

–         1211: Cổ phiếu

–         1212: Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu

TK 121: Đầu tư tài chính ngắn hạn

TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

–         1281: Tiền gửi có kỳ hạn

–         1288: Đầu tư ngắn hạn khác

 

TK 136: Phải thu nội bộ:

–         1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

–         1368: Phải thu nội bộ khác

Không có

TK 138: Phải thu khác

–         1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

–         1386: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

–         1388: Phải thu khác

TK 138: Phải thu khác

–         1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

–         1388: Phải thu khác

 

Không cóTK 142: Chi Phí trả trước ngắn hạn
TK 151: Hàng mua đang đi đườngKhông có
Không cóTK 171: Giao dịch mua bán lại trái phiếu của Chính phủ
Không có

TK 221: Đầu tư tài chính dài hạn

–         2212: Vốn góp liên doanh

–         2213: Đầu tư vào công ty liên kết

–         2218: Đầu tư tài chính dài hạn khác

 

TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản

–         TK 2291: Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

–         TK 2292: Dự phòng tổn thất vào đơn vị khác

–         TK 2293: Dự phòng phải thu khó đòi

–         TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TK 159: Các khoản dự phòng

–         TK 1591: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

–         TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi

–         TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

TK 242: Chi phí trả trướcTK 242: Chi phí trả trước dài hạn
Không cóTK 311: Vay ngắn hạn
Không cóTK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả
TK 336: Phải trả nội bộKhông có

TK 341: Vay và nợ cho thuê tài chính

–         TK 3411: Các khoản đi vay

–         TK 3412: Nợ thuê tài chính

TK 343: Trái phiếu phát hành

TK 3431: Trái phiếu thường

– TK 34311: Mệnh giá trái phiếu

– TK 34312: Phụ trội trái phiếu

TK 344: Nhận ký quỹ, ký cược

 
Không cóTK 351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

TK 352: Dự phòng phải trả

– TK 3521: Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa

– TK 3522: Dự phòng bảo hành công trình xây dựng

– TK 3523: Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp

– TK 3524: Dự phòng phải trả khác

TK 352: Dự phòng phải trả( Không có tài khoản cấp 2)

TK 353: Quỹ khen thưởng phúc lợi

–         TK 3531: Quỹ khen thưởng

–         TK 3532: Quỹ phúc lợi

–         TK 3533: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

–         TK 3534: Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

TK 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

–         TK 4311: Quỹ khen thưởng

–         TK 4312: Quỹ phúc lợi

TK 356: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

–         TK 3561: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

–         TK 3562: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

Không có

Kết luận:

Thông tư 133 ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật thay vì những quy định mang tính trói buộc giảm bớt sự gian lận, sai sót trong hạch toán kế toán. Thông tư 133 sẽ hướng người làm kế toán đến việc nhận biết bản chất của các giao dịch trước khi áp dụng phương pháp kế toán và cách làm này giúp chúng ta dễ tiếp cận Chế độ kế toán hơn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận