Có được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh không?

Tài sản công | Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh vẫn là vấn đề thắc mắc của khá nhiều đơn vị sự nghiệp, kế toán viên, đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Vậy có được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh hay không? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết này để trả lời được thắc mắc này nhé.

1. Tài sản công là gì? Tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho tài sản công:

1.1 Tài sản sản công là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 quy định, tài sản công là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý, gồm:

– Tài sản công phục vụ cho hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, an ninh, bảo đảm quốc phòng ngay tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

– Tài sản có kết cấu hạ tầng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích quốc gia và công cộng

– Tài sản của doanh nghiệp

tài sản công 2
Tiêu chuẩn và định mức cho việc sử dụng tài sản công

– Tài sản được xác lập về quyền sở hữu của toàn dân

– Tiền thuộc vào ngân sách của nhà nước, quỹ tài chính của ngân sách nhà nước, dự trữ ngoại hối nhà nước

– Các nguồn đất đai, tài nguyên khác

1.3 Nguyên tắc ban hành về tiêu chuẩn và định mức sử dụng thuộc tài sản công

Nguyên tắc ban hành về tiêu chuẩn và định mức sử dụng thuộc tài sản công theo Điều 25 Luật quản lý sử dụng tài sản công 2017:

– Cần đúng thẩm quyền

– Tuân thủ đúng theo trình tự, thủ tục ban hành đúng theo quy định của Pháp luật

– Phù hợp với những chức năng, nhiệm vụ được giao, khả năng ngân sách của nhà nước, mức độ tự chủ của đơn vụ hành chính sự nghiệp công lập.

1.4 Hình thức thực hiện việc khai thác nguồn lực tài chính với tài sản công:

Tại Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định rất cụ thể về hình thức khai thác nguồn lực tài chính với tài sản công:

– Giao quyền sử dụng của tài sản công

– Cấp quyền khai thác đối với tài sản công

– Cho thuê tài sản công

– Chuyển nhượng và cấp quyền khai thác, quyền sử dụng đối với tài sản công

– Sử dụng tài sản công với mục đích kinh doanh, liên kết và liên doanh

– Sử dụng tài sản công để thực hiện thanh toán nghĩa vụ của Nhà nước

– Bán và thanh lý tài sản công

– Những hình thức khác đúng theo luật định của Pháp Luật Việt Nam

2. Có được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh không?

2.1 Những yêu cầu về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh

Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 151/2017/NĐ – CP quy định về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doah, liên doanh, liên kết:

Việc đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên kết, liên doanh cần đảm bảo những yêu cầu đúng theo quy định khoản 2 Điều 55 Luật quản lý, sử dụng tài sản công chi tiết như sau:

– Không được có bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ từ nhà nước giao theo quy định ngay tại điểm b Khoản 2 Điều 55 Luật quản lý, sử dụng tài sản công:

+ Đơn vị cũng cần hoàn thành đúng những kế hoạch, nhiệm vụ và đơn đặt hàng từ cơ quan, người có thẩm quyền giao, đặt hàng hay trúng thầu cung cấp dịch vụ công

– Sử dụng toàn bộ tài sản đúng theo mục đích đã được giao, đầu tư vào xây dựng hay mua sắm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đúng theo quy định điểm b khoản 2 Điều 55 Luật quản lý, sử dụng tài sản công

+ Đơn vị hay người được bàn giao cũng cần phải sử dụng đúng công năng với tài sản khi được bàn giao, được đầu tư vào xây dựng, mua sắm hay được cơ quan, người có thẩm quyền được phép chuyển đổi công năng của tài sản sử dụng phù hợp với nhiệm vụ, chức năng đơn vị giao, trong đó còn có cả hoạt động phụ trợ hay hỗ trợ trực tiếp để thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ đợn vị

⇒ Muốn đưa tài sản công vào mục đích kinh doanh đơn vị, doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng những yêu cầu trên

2.2 Đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh

Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 151/2017/NĐ – CP quy định rất rõ về việc sử dụng tài sản công với mục đích kinh doanh:

– Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh đúng quy định khoản 1 Điều 56 Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

+ Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, hay mua sắm để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao nhưng vẫn chưa được sử dụng hết công suất

+ Tài sản đã được đưa vào đầu tư xây dựng hay mua sắm đúng theo dự án cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng không sử dụng từ ngân sách nhà nước để đầu tư

– Thẩm quyền phê duyệt về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh đúng với các quy định sau:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tích ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra quyết định phê duyệt đối với đề án tài sản là cơ sở hoạt động của sự nghiệp, những tài sản khác thuộc giá trị lớn đúng theo quy định của Chính Phủ

+ Hội đồng quản lý hay là người đứng đầu về đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phê duyệt đề án với tài sản không thuộc vào phạm vi theo quy định tại điểm a khoản này.

– Căn cứ theo đề án về việc sử dụng tài sản công cho mục đích kinh doanh được cơ quan hay người có thẩm quyền phê duyệt tại Điều 44 Nghị định này, người đứng đầu cho đơn vị sự nghiệp công lập quyết định cụ thể về việc sử dụng tài sản với mục đích kinh doanh

– Số tiền thu được từ hình thức sử dụng tài sản cho mục đích kinh doanh, sau khi đã chi trả tất cả những chi phí hợp lý có liên quan như: trả nợ vốn vay, vốn huy động, thực hiện những nghĩa vụ về tài chính với nhà nước, phần còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được quản lý, sử dụng đúng quy định của Chính Phủ về cơ chế tài chính.

Như vậy, đối với đơn vị sự nghiệp sẽ được quyền sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh ở trường hợp:

– Tài sản được giao hay được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện đúng theo nhiệm vụ của Nhà nước giao nhưng vẫn chưa được sử dụng hết công suất

– Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm đúng theo dự án được cơ quan hay người có thẩm quyền phê duyệt phục vụ hoạt động kinh doanh nhưng không lấy từ ngân sách nhà nước để đầu tư

⇒ Chúng ta có thể hiểu đơn giản, tài sản công vẫn được sử dụng tại đơn vị sự nghiệp công lập đúng theo quy định nêu trên.

Để đảm bảo được việc sử dụng tài sản công đưa vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên kết hay liên doanh trên địa bàn tỉnh cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nước ta, tránh tối đa việc thất thoát tài sản vào hàng năm Sở tài chính ở địa bàn tỉnh sẽ thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát, quản lý về việc sử dụng tài sản công cho mục đích kinh doanh.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

tài sản công 3
Hỏi đáp nghiệp vụ kế toán tài sản công

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã nêu ra rất rõ những yêu cầu về việc sử dụng tài công vào mục đích kinh doanh, trả lời được cho các bạn thắc mắc tài sản công có được đưa vào mục đích kinh doanh hay không. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...