Đối với những doanh nghiệp có hình thức gia công xuất khẩu thì hợp đồng kinh tế chính là hợp đồng gia công xuất khẩu. Hợp đồng kinh tế là loại văn bản để đảm bảo quyền, nghĩa vụ và tránh những tranh chấp có thể xảy ra giữa bên mua và bên bán hàng hóa. Vậy Hợp đồng Gia công xuất khẩu này có gì khác so với hợp đồng kinh tế bình thường? Sau đây Ketoanviethung cùng các bạn tìm hiểu cụ thể vấn đề này.
PHƯƠNG PHÁP VÀ NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI LẬP HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU
Căn cứ pháp lý
– Điều 179 Luật Thương Mại 2005 do Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006
– Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
1. Quy định khi lập Hợp đồng gia công xuất khẩu nước ngoài
Theo Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về Hợp đồng Gia công như sau:
2. Cách lập mẫu chi tiết từng điều khoản trong hợp đồng gia công xuất khẩu
2.1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp
Bên A: KUMKANG VINA CO LTD (Bên gửi gia công)
155-1 DAEBYUL-DONG,DONG-GU,DAEJEON-CITY, 300-260, SOUTH KOREA
Do Ông: GEUM HWANG JEONG – Chức vụ: Tổng Giám Đốc – làm đại diện.
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT HƯNG (Bên nhận gia công)
Địa chỉ: Số 2, ngách 84/2, đường Trần Quang Diệu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
Do Ông: NGUYỄN MẠNH CƯỜNG – Chức vụ: Giám Đốc – làm đại diện.
2.2. Tên, số lượng sản phẩm gia công
2.3. Giá Gia công
TÊN HÀNG – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ:
STT | Tên hàng | Style | Số lượng (chiếc) | Đơn giá CMPT (USD/Chiếc) | Trị giá gia công (USD) |
1 | Quần dài nam | 900 | 3 | 2.700 | |
TOTAL | 900 | 2.700 |
– Đơn giá trên bao gồm: Cắt + may + là + đóng gói + nguyên phụ liệu đóng gói + đạn nhựa + cắt dây viền + chi phí xuất nhập khẩu + chi phí kiểm định các sản phẩm mẫu, NPL liên quan đến mẫu + gói ( chất ) chống ẩm + chi phí khác ( nếu phát sinh trong quá trình gia công theo yêu cầu từ khách hàng).
– Trường hợp có sự thay đổi về đơn giá cũng như có sự biến động về giá cả thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên lập phụ lục trợ giá gia công. Phụ lục được coi là một phần không thể tách rời hợp đồng
2.4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán
– Thanh toán bằng Đô la Mỹ theo Đơn giá hai bên đã thỏa thuận
– Bên A thanh toán bằng điện chuyển tiền 100% giá trị gia công mỗi chuyến hàng (30 ngày sau khi hàng đã xếp lên tàu, nhưng không chậm quá 90 ngày), phí chuyển tiền bên B chịu, trả vào tài khoản của Công ty A tại: (Tài khoản tiền USD của bên B tại ngân hàng bên B giao dịch)
2.5. Danh mục, số lượng, giá trị nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công, định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
- Nguyên phụ liệu do Bên A cung cấp đầy đủ đồng bộ, đúng thời gian theo điều kiện C.I.F Hải Phòng, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh ; F.C.A Nội Bài (Hà Nội); Đà Nẵng, T. P Hồ Chí Minh. Bên A có trách nhiệm thông báo cho Bên B thời gian giao hàng và cung cấp bộ chứng từ gốc nhận hàng gồm: Vận đơn, chi tiết đóng gói, hóa đơn, chứng nhận xuất xứ hàng hóa.. và những chứng từ liên quan khác trước 07 ngày khi hàng đến cảng Hải Phòng, Đà Nẵng hoặc T.P Hồ Chí Minh.
- Bên A cung cấp cho Bên B toàn bộ nguyên phụ liệu miễn phí dựa trên định mức tiêu hao nguyên phụ liệu đã được hai Bên thống nhất có cộng thêm từ 0-5% hao hụt cho phép an toàn trong sản xuất.
- Toàn bộ nguyên phụ liệu do Bên A cung cấp trên cơ sở nhập từ nước ngoài. Trong trường hợp do những NPL không gửi kịp sang Bên A sẽ giao nguyên phụ liệu cho bên B bằng việc mua trong nước hoặc ủy thác cho bên B tự cung ứng và sẽ được quy định rõ trong phụ lục hợp đồng. Tiền nguyên liệu do bên cung ứng sẽ được cộng vào đơn giá gia công.
2.6. Danh mục và giá trị máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có)
2.7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công. Nếu có nguyên phụ liệu bị sai hỏng, không đúng quy cách… được tái xuất cho Bên A. Số nguyên phụ liệu còn lại sau khi thanh khoản hợp đồng đã được chuyển sang hợp đồng tiếp theo. Toàn bộ phế liệu phế thải được tiêu hủy theo quy định hiện hành.
- Bên B có trách nhiệm làm thủ tục nhận hàng tại cảng Hải Phòng/ Nội Bài-Hà Nội, cảng Đà Nẵng/ Sân bay Đà Nẵng, hoặc cảng tại T.P Hồ Chí Minh / Sân bay tại T.P Hồ Chí Minh. Trong quá trình giao nhận kiểm tra thấy thiếu hụt phải báo cáo cho Bên A biết để Bên A cấp bổ sung hoặc chuyên viên Bên A điều chỉnh kịp thời cho sản xuất.
2.8. Địa điểm và thời gian giao hàng
- Bên B giao đầy đủ số lượng thành phẩm theo điều kiện F.O.B Hải Phòng; Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh hoặc F.C.A Nội Bài – Hà Nội/ Đà Nẵng/ T.P Hồ Chí Minh, hàng giao làm nhiều chuyến theo kế hoạch do Bên A chỉ định.
- Hàng phải đảm bảo chất lượng quy định. Chuyên viên kỹ thuật Bên A sẽ kiểm tra lại và kết luận trước khi giao hàng.
- Số lượng, ngày giao hàng cụ thể hai Bên sẽ thỏa thuận bằng văn bản theo từng phụ lục.
Bên B phải đảm bảo thời gian giao hàng theo chỉ định của bên A. Trong trường hợp cấp thiết phải để đảm bảo đúng theo thời gian xuất hàng, bên B được chỉ định đơn vị gia công trong nước nhưng phải được sự đồng ý của bên A. Bên A không chịu trách nhiệm bù lỗ trong trường hợp bên B cho gia công với đơn giá cao hơn so với giá gia công bên B nhận hợp đồng với bên A.
- Bên B phải cung cấp cho Bên A bộ chứng từ giao hàng:
Bản chính gồm: Vận đơn hoặc FCA, hóa đơn trị giá gia công, chi tiết đóng gói, giấy phép xuất khẩu nếu có, chứng nhận xuất xứ… 05 ngày sau khi hàng đã xếp lên tầu.
2.9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa
– Bên A cam kết sẽ chịu trách nhiệm pháp lý và giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc cung cấp và sử dụng tên gọi của nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa được gắn trên sản phẩm bao bì hàng hóa đó.
– Nếu tên gọi, nhãn hiệu trùng hợp với tên gọi nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì phải xuất trình giấy chứng nhận bản quyền do Cục sở hữu Công nghiệp Việt Nam cấp.
– Hàng hóa do Bên B gia công sản xuất có xuất xứ tại Việt Nam.
2.10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai Bên thường xuyên thông tin cho nhau. Nếu có tranh chấp, hai Bên gặp nhau giải quyết trên cơ sở thương lượng hiểu biết lẫn nhau. Nếu không giải quyết được, hai Bên nhất trí đưa ra tòa án kinh tế thành phố Hà Nội Việt Nam. Phán quyết của tòa án kinh tế Thành phố Hà Nội là kết luận cuối cùng buộc hai Bên thực hiện. Mọi chi phí phát sinh từ xét xử do bên vi phạm chịu.
Bản hợp đồng này được làm thành 04 bản có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày 27 tháng 04 năm 2018.
3. Ngôn ngữ trong hợp đồng gia công xuất khẩu
– Theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định: “Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt”.
– Theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định:
Như vậy theo quy định trên thì, Hợp đồng gia công xuất khẩu có thể được thực hiện bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt hoặc song ngữ Anh – Việt
4. Hợp đồng gia công xuất khẩu phải được đăng ký với cơ quan hải quan
Theo khoản 2 Điều 56.82 Thông tư 1 Số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 quy định:
Như vậy:
– Hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công phải được thông báo với Chi cục Hải quan quản lý
– Mẫu đăng ký: Mẫu số 21, 22 Phụ lục II của Thông tư 1 Số 25/VBHN-BTC hoặc mẫu số 18/TBHĐGC/GSQL phụ lục V Thông tư 1 Số 25/VBHN-BTC
– Chỉ cần thông báo một lần và Thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo.
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.