Những nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất bạn cần biết

Lập báo cáo tài chính hợp nhất là một trong những bút toán quan trọng không thể thiếu của một tập đoàn. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu những nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán số 25 mới nhất hiện nay, được định nghĩa như sau:

“Báo cáo tài chính hợp nhất là BCTC của một tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con.

Báo cáo này cũng tương tự như BCTC của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất được lập dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con.”

Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất

Đây là bút toán vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con

Phải thực hiện để tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp mình trong năm.

=> Từ đó tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh và đưa ra những đường lối, hoạch định chiến lược kinh doanh cho tập đoàn.

2. Nguyên tắc lập và trình bày

Để lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1:

Khi lập BCTC hợp nhất của một tập đoàn phải tổng hợp tất cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con dưới quyền kiểm soát & điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty mẹ.

Ngoại trừ một số trường hợp:

  • Công ty mẹ chỉ tạm thời có quyền điều hành công ty con.
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty con bị hạn chế với thời gian quá 12 tháng.

Nguyên tắc 2:

Trong trường hợp công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt so với công ty mẹ hay các công ty con khác trong hệ thống tập đoàn

=> thì trong quá trình hợp nhất BCTC công ty mẹ không được loại bỏ báo cáo tài chính của công ty con này.

Nguyên tắc 3:

BCTC hợp nhất của tập đoàn phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 21.

Nguyên tắc 4:

BCTC hợp nhất chỉ được thực hiện khi tập đoàn đó thực hiện chính sách kế toán thống nhất cho mọi giao dịch và sự kiện với những hoàn cảnh tương tự.

  • TH có công ty con thực hiện chính sách kế toán khác thì báo cáo tài chính hợp nhất phải được điều chỉnh theo quy định của tập đoàn.
  • TH không thể điều chỉnh theo chính sách chung của tập đoàn thì trong báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ các chính sách khác đó.

Nguyên tắc 5:

BCTC của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con được sở dụng để hợp nhất báo cáo tài chính phải trong cùng một kỳ kế toán.

Nguyên tắc 6:

Kể từ thời điểm công ty mẹ chính thức nắm quyền kiểm soát và điều hành công ty con

=> thì báo cáo tài chính của công ty con mới được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn

Và báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty con không được đưa vào BCTC hợp nhất khi công ty mẹ chấm dứt điều hành, kiểm soát công ty con. 

Nguyên tắc 7:

Khi thanh lý công ty con thì số tiền chênh lệch từ việc thanh lý và giá trị còn lại của nó vào ngày thanh lý được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất như khoản lỗ, lãi từ thanh lý công ty con.

Nguyên tắc 8:

Khi công ty mẹ không còn điều hành, kiểm soát công ty con thì khoản đầu tư vào công ty con được hạch toán như những khoản đầu tư thông thường.

Nguyên tắc 9:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập theo quy định của chuẩn mực kế toán số 24

Nguyên tắc 10:

Khi thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cần phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 21.

Chuẩn mực kế toán số 21 trong lập báo cáo tài chính hợp nhất
Chuẩn mực kế toán số 21 trong lập báo cáo tài chính hợp nhất

Nguyên tắc 11:

Khi trong hệ thống tập đoàn có công ty ở nước ngoài và có đơn vị tiền tệ khác so với công ty mẹ thì thực hiện theo chuẩn mực kế toán số 10.

Trên đây là những nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất mà kế toán nhất định phải biết. Hi vọng thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, tập đoàn nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...