Nguyên tắc, vai trò & nhiệm vụ kế toán công nợ phải thu – trả

Kế toán công nợ phải thu – trả được áp dụng theo TT 133/2016/TT-BTC đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế toán Việt Hưng sẽ trình bày nguyên tắc, vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ phải thu trả trong bài viết sau.

 

Kế toán công nợ
Kế toán công nợ

1. Nguyên tắc kế toán công nợ theo TT 133

Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu. Và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

  • Phải thu của khách hàng. Gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán
  • Phải thu nội bộ. Gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
  • Phải thu khác. Gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán

Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáo tình hình tài chính còn bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu. Như:

  • Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288;
  • Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 1386,
  • khoản tạm ứng được phản ánh ở TK 141…
  • Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Báo cáo tình hình tài chính.

Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng công nợ. Và thực hiện theo nguyên tắc:

  • Khi phát sinh các khoản nợ phải thu (bên Nợ các TK phải thu). Kế toán phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

Riêng trường hợp nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ thì khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, thu nhập, bên Nợ Tài khoản 131 tương ứng với số tiền nhận trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thời điểm nhận ứng trước.

  • Khi thu hồi nợ phải thu (bên Có Tài khoản phải thu). Doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của các khoản nợ phải thu đối với từng đối tượng công nợ. Hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu hồi nợ.
  • Riêng trường hợp nhận trước của người mua thì bên Có Tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán

  • Bên Có các tài khoản phải thu, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch.
  • Hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Đồng thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

  • Các tài khoản phải thu không còn số dư nguyên tệ. Thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính. Hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
  • Các tài khoản phải thu còn số dư nguyên tệ. Thì doanh nghiệp phải đánh giá lại theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

  • Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
  • Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.

Các khoản nợ phải thu

  • Là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nếu khó có khả năng thu hồi tại thời điểm cuối kỳ thì vẫn phải lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định.

 

kế toán công nợ
Các khoản vay nợ

1.2. Đối với các khoản nợ phải thu

Theo quy định tại điều 17, thông tư 200/2014/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải thu như sau:

– Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

– Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác;

+ Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

+ Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán, như:

– Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả các khoản được phả á ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1283; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 244, khoản tạm ứng ở TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.

– Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

1.3. Đối với các khoản nợ phải trả

Theo quy định tại điều 50, thông tư 200/2014/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ kế toán nợ phải trả doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả như sau:

– Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

– Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

+ Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

+ Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung ấp hàng hóa dịch vụ:

– Khi lập Báo cáo tài chính , kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

– Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

– Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

2. Vai trò & nhiệm vụ của kế toán công nợ

  • Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp,
  • Liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả.
  • Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
  • Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá. Và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doang nghiệp. Đó là:

  • Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
  • Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán. Kế tóan cần tiến hành kiếm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản.
  • Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán…

2.1 Với kế toán các khoản phải thu

– Kế toán phải thu khách hàng phải nắm bắt về tình hình phải thu, chính sách bán chịu, thanh toán quốc tế. Định kỳ tiến hành lập báo cáo về tình hình phải thu khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên cuối kỳ tiến hành đối chiếu công nợ

– Các khoản phải thu chủ yếu có số dư bên nợ , nhưng trong quan hệ đối với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên có. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu , phải trả cho phép lấy số dư chi tiết các khoản nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên “ Tài Sản” và bên “ Nguồn vốn” của bảng cân đối kế toán.

– Ghi chép phản ánh kịp thời chặt chẽ các khoản nợ phải thu khách hàng theo từng đối tượng, thời hạn thanh toán , chiết khấu

– Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác minh bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản thu này.

2.2 Với kế toán các khoản phải trả

– Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng loại chiết khấu và phụ trội khi xác định chi phí đi vay để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.

–  Kế toán theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả.

– Cuối niên độ kế toán phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

– Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải căn cứ vào khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.

Kế toán Việt Hưng đã cung cấp các thông tin về nguyên tắc, nhiệm vụ của một kế toán công nợ. Các bạn mới bắt đầu với công việc của kế toán công nợ cần cập nhật nguyên tắc kế toán theo TT 133 khi xử lý nghiệp vụ. Chúc các bạn thành công.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...