Lương và tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2019

Đánh giá

Kỹ năng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là nghiệp vụ rất quan trọng của kế toán viên. Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé!

A. Khái niệm tiền lương

Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động. Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trên thực tế, khái niệm “tiền lương” còn có thể hiểu theo nghĩa rộng, như khái niệm thu nhập của người lao động, bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền phụ cấp lương và tiền thưởng. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của tuơng quan cung-cầu lao động trên thị trường. Tiền lương của người lao động làm công do các bên thỏa thuận, căn cứ vào công việc, điều kiện của các bên và kết quả lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn….

B. Các khoản trích theo lương

1- Khoản trích bảo hiểm

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017:

luong 1

Khoản BHXH: 17,5% trích vào DN (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và 8% trích vào lương Người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

Như vậy:

– Tổng cộng hàng tháng DN phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN). (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là 10,5%)

– Phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là 2% (KPCĐ) trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH.

Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương

2 – Quỹ công đoàn 

Kinh phí là một trong các khoản trích theo lương được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Trường hợp Doanh nghiệp có thành lập Công đoàn cơ sở.

a) Kinh phí công đoàn:

– 67% kinh phí công đoàn do doanh nghiệp giữ lại.

– 33% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.

b) Đoàn phí công đoàn:

– 60% đoàn phí công đoàn doanh nghiệp giữ lại.

– 40% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.

Trường hợp Doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở.

a) Kinh phí công đoàn:

– 67% nộp về cho Công đoàn cấp trên giữ hộ để thực hiện việc tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, chăm lo, bảo vệ cho NLĐ.

– 33% nộp về Công đoàn Nhà nước.

=> Thực tế: Nộp toàn bộ 100% kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động quận/huyện.

b) Đoàn phí công đoàn: Không nộp đoàn phí công đoàn

Trên đây là bài chia sẻ của kế toán Việt Hưng về tiền lương và các khoản trích theo lương. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận