Học thực hành kế toán sản xuất lắp ráp | Công nghiệp hỗ trợ là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp. Việt Nam đang mở ra cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Tính phức tạp trong công tác quản lý tài chính kế toán đặc thù mô hình doanh nghiệp lắp ráp là một bài toán khó hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu nội dung khoá học.
1. Nhập số dư đầu kỳ kế toán công ty sản xuất lắp ráp máy móc
– Khai báo các thông tin ban đầu.
– Cập nhật số dư công cụ dụng cụ.
– Cập nhật số dư hàng tồn kho.
– Cập nhật số dư tài sản cố định.
– Cập nhật các thông tin tài khoản số dư khác.
2. Hạch toán số dư trong kỳ kế toán công ty sản xuất lắp ráp máy móc
– Hướng dẫn đối chiếu giá thành so với báo cáo tài chính.
– Hướng dẫn đối chiếu công nợ.
– Hướng dẫn lập tờ khai, khấu trừ thuế GTGT hàng quý, đối chiếu chỉ tiêu thuế trên tờ khai so với báo cáo tài chính.
– Hướng dẫn lập và đối chiếu báo cáo khấu hao TSCĐ so với báo cáo tài chính.
– Hướng dẫn lập đối chiếu báo cáo phân bổ công cụ dụng cụ so báo cáo tài chính.
Chi tiết nội dung trong kỳ:
– Thủ tục & điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô.
– Phân loại dây chuyền công nghệ theo hoạt động DN như dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây truyền hàn, dây truyền sơn, dây truyền kiểm tra chất lượng sản phẩm,…
– Hiểu về quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp.
– Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO quy định.
– Hướng dẫn định mức nguyên vật liệu cần thiết cấu thành nên thành phẩm.
– Biết về số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng trong DN.
– Cách quản lý đơn hàng của khách hàng – theo dõi lệnh lắp ráp, lệnh tháo dỡ hàng hóa.
– Hướng dẫn phương pháp trích khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC vào giá thành của sản phẩm lắp ráp theo một số tiêu thức nhất định.
– Hướng dẫn hạch toán các chi phí chung mua ngoài phân bổ cho các sản phẩm lắp ráp trong kỳ.
– Hướng dẫn hạch toán các chi phí chung cho doanh nghiệp.
– Hướng dẫn lập thành phẩm lắp ráp.
– Xuất nguyên vật liệu, hàng hóa ra để tạo ra quy trình lắp ráp.
– Lập kỳ tính giá thành cho các sản phẩm lắp ráp, phân biệt điểm khác biệt giữa phương pháp giá thành của các sản phẩm lắp ráp so với quy trình sản xuất khác.
– Hướng dẫn nhập kho thành phẩm lắp ráp.
– Lập bảng lương và hạch toán các nghiệp vụ lương, BHXH theo luật BHXH mới nhất hiện nay, Hướng dẫn tách chi phí lương cho từng bộ phận: Văn phòng và lắp ráp.
– Phần hành các nghiệp vụ liên quan Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước trong DN lắp ráp.
– Phần hành các nghiệp vụ liên quan tài sản cố định.
– Hướng dẫn hạch toán mua nguyên vật liệu, mua hàng hóa về nhập kho phục vụ cho quá trình lắp ráp.
– Cách quản lý đơn hàng của khách hàng – theo dõi lệnh lắp ráp, lệnh tháo dỡ hàng hóa.
– Thủ tục bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.
– Ghi sổ kế toán kho.
– Danh sách kiểm tra giám sát các trang thiết bị sửa chữa đi kèm.
– Việc kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
– Làm báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, lắp ráp hàng năm (Theo mẫu) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
– Ghi sổ kế toán kho.
3. Cuối kỳ kế toán công ty sản xuất lắp ráp máy móc
– Tạo và lập báo cáo tài chính:
- Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133.
- Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
- Thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133.
– Hạch toán giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài.
– Hướng dẫn hạch toán nộp các loại thuế, nộp phạt chậm nộp – nộp phạt thuế sau kỳ thanh quyết toán thuế.
– Hướng dẫn lập Quyết toán thuế TNDN cuối năm.
– In ấn, sắp xếp lưu trữ toàn bộ hồ sơ hóa đơn chứng từ doanh nghiệp.
2 từ “lắp ráp” nghe thôi đã thấy tỉ mỉ phức tạp sao có thể làm được hay vậy? Kế toán Việt Hưng – chỉ với 30 buổi học bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết vì các bạn đã chọn đúng địa chỉ để học kinh nghiệm thực tế chuẩn hình thức hoạt động của 1 doanh nghiệp lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy, nội thất…
THAM KHẢO:
cty em làm về tai nghe của ss. Trung tâm có dạy 1 kèm 1 ở Bắc Ninh không
Chào bạn. Trung tâm dạy 1 kèm 1 với hình thức học online để linh động thời gian bạn ah. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được tư vấn chi tiết về hình thức học nhé
Giúp e với ạ, bên e có mua nhượng quyền thương hiệu và đc xuất xuất hoá đơn là 44tr, giờ hoá đơn này e hạch toán như nào ạ
Khi nhận hoá đơn hạch toán Nợ 242, 1331/Có 331. Định kỳ phân bổ Nợ 6427/Có 242 bạn nhé
Cty e chuyển từ TNHH 1 thành viên lên TNHH 2 thành viên. Vốn điều lệ k đổi. E xử lý thế nào với việc chuyển vốn này ạ
Chào bạn, Hồ sơ bào gồm: Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên (theo mẫu tại Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT). Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên (theo mẫu tại Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT). Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên góp vốn là cá nhân và người đại diện theo pháp luật. Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác hoặc giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới. Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD công ty TNHH 1 thành viên trước đó chưa có số điện thoại). Quy trình chuyển đổi: Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở công ty. Bước 3: Nhận kết quả. Sau khi chuyển nhượng xong bạn cá nhân làm tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn cho Giám đốc… Xem thêm »
em cảm ơn ạ