Kế toán xuất nhập khẩu cần phải làm những gì

Nền kinh tế mở cửa, hàng hóa xuất nhập khẩu liên tục nên cần những kế toán xuất nhập khẩu để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Vậy nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu làm những gì? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu

– Ghi chép, phản ánh, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hàng hóa xuất nhập khẩu:

  • Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa
  • Tăng vòng quay vốn giảm chi phí lưu thông
  • Tăng tối đa hiệu quả kinh doanh

– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch  xuất nhập khẩu , bảo quản hàng hóa, lưu trữ hàng hoá, thu chi ngân sách và tình hình thực hiện thu chi ngân sách,..

– Kiểm tra tình hình chi phí xuất nhập khẩu phát sinh để sử dụng hiệu quả tối ưu nguồn vốn và các loại vật tư hàng hóa.

– Cung cấp đầy đủ chính xác chi tiết các số liệu để phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh tại doanh nghiệp.

– Lập các quỹ dự phòng, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ở cuối mỗi niên độ kế toán nhằm hạn chế nhất những thiệt hại và chủ động về tài chính.

Công việc của kế toán xuất nhập khẩu

ke-toan-xuat-nhap-khau
Công việc của kế toán xuất nhập khẩu

– Làm các hồ sơ kê khai Hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ liên quan, kiểm tra và thống kê hàng hóa cùng với cơ quan Hải quan.

– Kiểm tra lại các chứng từ xuất nhập khẩu xem có sai sót chỗ nào không để sữa chữa cho kịp thời đồng thời là kiểm tra cả hạch toán kết quả kinh doanh.

– Làm việc với bên bên ngân hàng để mở quỹ L/C, hay thanh toán T/T cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

– Thường xuyên cập nhập các thông tin, sự thay đổi hay những biến đổi về tỷ giá ngoại tệ trong ngày.

– Chuẩn bị làm các thủ tục bộ chứng từ để ghi xuất khẩu hàng hóa để bàn giao lại cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.

– Nộp đầy đủ các khoản thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và giấy nộp vào ngân sách Nhà nước đúng thời hạn và quy định.

– Hạch toán và xử lý sự chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.

– Theo dõi, giám sát, để ý đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nội bộ với khách hàng, đẩy nhanh quá trình thu hồi công nợ của khách hàng với doanh nghiệp.

Phương pháp hạch toán của kế toán xuất nhập khẩu

Quy trình hạch toán nhập khẩu

–  Phản ánh giá mua của nhà cung cấp  nước ngoài

Nợ TK 1561: Giá mua hàng nhập khẩu

Có TK 331:  Phải trả nhà cung cấp  nước ngoài

– Phản ánh thuế nhập khẩu: thuế nhập khẩu được coi là chi phí và tính vào giá vốn của hàng NK

Nợ TK 1562: Chi phí mua hàng.(Thuế nhập khẩu) tăng lên

Có TK 3333: Thuế Nhập khẩu phải nộp tăng lên

– Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và được coi là chi phí tính vào giá vốn của hàng nhập khẩu

Nợ TK 1562: Chi phí mua hàng (Thuế TTĐB) tăng lên

Có TK 3332: Thuế TTĐB

– Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu – Ghi nhận khoản thuế này phải nộp tăng lên

Chú ý: Với tờ khai nhập khẩu thì khi nào kế toán đã nộp đầy đủ thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế NK vào ngân sách nhà nước  thì lúc đó kế toán mới được phép kê khai và khấu trừ tờ khai này.

+ Khi nộp tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu cho chi cục hải quan, căn cứ vào giấy nộp tiền hoặc ủy nhiệm chi qua tài khoản ngân hàng  kế toán hạch toán.

Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp giảm đi

Nợ TK 33312: Thuế GTGT  hàng nhập khẩu phải nộp giảm đi

Có TK 111: Nếu nộp bằng tiền mặt

Có TK 112: Nếu nộp bằng tiền gửi ngân hàng.

Quy trình hạch toán xuất khẩu

– Phản ánh doanh thu bán hàng

Nợ TK 131

Có TK 5111

Có TK 3331

– Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 156

– Phản ánh tiền khách hàng nước ngoài thanh toán vào tài khoản ngoại tệ

Nợ TK 1122

Có TK 131

Đồng thời ghi đơn

Nợ TK 007: Số ngoại tệ

– Phản ánh chuyển tiền ngoại tệ sang việt nam đồng

Nợ TK 1121

Có TK 1122: Số ngoại tệ * tỷ giá giao dịch

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...