Bạn đang chưa biết cách xây dựng định mức giá thành thực tế của sản phẩm dịch vụ nông nghiệp được xác định vào cuối vụ hoặc cuối năm? Nông nghiệp là ngành sản xuất có sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và 1 số nguyên liệu cho công nghiệp.
Đặc biệt, mô hình hợp tác xã đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ & nâng cao hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp của người dân. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tham gia khóa học tổng hợp kế toán hợp tác xã nông nghiệp ngay hôm nay – một trong địa chỉ kế toán độc quyền chuyên sâu mảng này toàn quốc!
1. Số dư đầu kỳ trong kế toán hợp tác xã nông nghiệp
– Hướng dẫn cụ thể đầy đủ các thông tin khai báo ban đầu như các bộ phận (phòng tiêu thụ/thị trường/xưởng sản xuất), khách hàng, nhà cung cấp, thông tin nhân viên,…
– Hướng dẫn khai báo mã nguyên vật liệu, theo dõi báo cáo tồn kho vật tư, thành phẩm
– Theo dõi Công cụ dụng cụ, tài sản cố định đầu kỳ
– Khai báo đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng tập hợp chi phí là các sản phẩm nông nghiệp theo mảng sản xuất chăn nuôi – trồng trọt- sữa chữa
– Cập nhật giá trị chi phí dở dang đầu kỳ cho các thành phẩm
– Cập nhật toàn bộ các tài khoản trên cân đối TK cuối năm trước chuyển sang năm nay
2. Phát sinh trong kỳ khi làm kế toán hợp tác xã nông nghiệp
2.1 Về nguyên vật liệu
– Hướng dẫn tạo mã Nguyên vật liệu chính: hạt giống, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin, phân bón,…
Trồng trọt: cây ngắn ngày (lúa, khoai, sắn,…); cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần (dứa, chuối,…); cây lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả,…)
Nuôi trồng thủy hải sản: tôm sú, cua, baba, lươn, cá chình, cá trắm đen, cá rô phi,…
- Chăn nuôi: súc vật sinh sản, súc vật lấy sữa, súc vật lấy thịt, gia cầm
– Phân loại thức ăn chăn nuôi/ hạt giống trồng trọt có nhiều dạng khác nhau
Theo nguồn gốc: động vật, thực vật, khoáng chất, phụ phẩm nông nghiệp,…
Theo tính chất: thô, tươi sống, tự chế, giàu Protein, ủ chua,…
Theo các loại phân bón: phân phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân đạm, phân lân, phân kali,…
Theo các loại giống như giống lúa, giống hoa, giống ăn quả (cam, chuối, bưởi), giống dược liệu (đinh lăng, trà xanh, sấu hạt),…
Theo 1 số khác như thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, hỗn hợp hoàn chỉnh, đậm đặc;…
– Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
– Nhập mua nguyên vật liệu qua kho: Trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau (mục đích xử lý âm kho). Về hạch toán và về mặt hồ sơ
– Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại kho
– Trị giá sản phẩm phụ thu hồi
– Hướng dẫn lập lệnh sản xuất, xuất kho NVL theo lệnh (Theo thông từ 133 và 200)
– Các cách xử lý âm kho vật tư
– Hướng dẫn lập các mẫu mua NVL không có hóa đơn, hồ sơ chứng minh được nguồn gốc NVL sản phẩm của ngành chăn nuôi
– Hợp đồng nguyên tắc, bảng kê, chứng từ liên quan trong khâu xử lý nguyên vật liệu sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp
2.2 Về Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước
– Phân loại công cụ dụng cụ, CCDC cho mảng sản xuất, CCDC cho quản lý
– Theo dõi phân bổ chi phí trong chăn nuôi từ mẹ sang con theo thời gian – theo lứa, trồng trọt theo mùa vụ thu hoạch
– Hạch toán, ghi tăng CCDC , phân bổ CCDC cho mảng nào (Quản lý, sản xuất). Tỷ lệ – cơ sở phân bổ chi phí CCDC dựa vào tiêu thức nào hợp lý cho công ty sản xuất sản phẩm nu ôi trồng
– Hạch toán các chi phí trả trước cho trang trại nuôi trồng sản xuất căn cứ vào hợp đồng liên quan. Phân bổ chi phí này cho sản xuất và quản lý cũng như các dịch vụ khác liên quan (nếu có)
2.3 Hướng dẫn về Tài sản cố định
– Phân loại tài sản cố định, TSCĐ cho mảng sản xuất, TSCĐ cho quản lý
– Hạch toán, ghi tăng TSCĐ , phân bổ TSCĐ cho mảng nào (Quản lý, sản xuất). Tỉ lệ phân bổ ra sao, cơ sở khấu hao TSCĐ dựa vào tiêu thức nào hợp lý
– Trị giá súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc hoặc súc vật sinh sản
– Cơ sở trích khấu hao TSCĐ khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất
– Theo dõi khấu hao chi phí
– Quản lý quá trình vận chuyển trong nuôi trồng
– Hồ sơ thanh lý TSCĐ, thủ tục thanh lý TSCĐ, cơ sở pháp lý
2.4 Định mức trong kế toán hợp tác xã nông nghiệp
– Phân biệt những loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm của ngành nuôi trồng bắt buộc có định mức & những loại hình sản xuất áp dụng không lập định mức khi tính giá thành
– Thiết lập tạo mã thành phẩm tạo định mức trên các thành phẩm trên phầm mềm theo nhóm – mã một cách khoa học logic
– Báo cáo chênh lệch giữa xuất dùng thực tế & định mức
– Chi tiết về định mức & xây dựng định mức sản phẩm của ngành nuôi trồng
2.5 Về kho
–Theo dõi kiểm tra vật tư chạm tới mức tồn kho tối thiểu để doanh nghiệp có kế hoạch nhập hàng sớm
– Lập báo cáo kho hàng hóa, đối chiếu kho hàng hóa so với báo cáo tài chính
– Quản lý số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi
– Theo dõi báo cáo kho theo nhóm, loại, theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, theo quy cách, tính chất…
– Theo dõi báo cáo kho thành phẩm, đối chiếu kho thành phẩm so với báo cáo tài chính
2.6 Tiền lương và BHXH
– Lập tỷ lệ trích lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội
– Lập bảng lương, các công thức lập nhanh bảng lương trong Excel. Hướng dẫn hạch toán lương theo bộ phận
– Lập các hợp đồng lao động theo phương pháp theo dõi nhanh và khoa học
– Hạch toán phân bổ tiền lương cho từng bộ phận liên quan trong sản xuất nuôi trồng
– Hạch toán tiền BHXH trích theo từng bộ phận theo lương
– Tiền công cán bộ, xã viên trực tiếp hoạt động dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm
– Cân đối Các chỉ tiêu liên quan hạch toán BHXH so với thông báo của BHXH
– Cân đối tiền lương so với báo cáo quyết toán thuế TNCN, so với tờ khai thuế TNCN hàng tháng, quý
2.7 Giá thành trong kế toán hợp tác xã nông nghiệp
Đây là nội dung khá quan trọng trong quá trình làm kế toán doanh nghiệp sản xuất này, nó là sự kết hợp cuối cùng khi bạn đã hoàn thành các bước trên.
– Đối tượng tính giá thành: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi, từng loại cây trồng hoặc từng nhóm cây trồng ra củ – quả,…
– Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn, thuỷ sản …), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm,…
– Hạch toán chi phí trồng trọt làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,…
– Lập, xóa quy trình tính giá thành theo tháng
– Tập hợp chi phí chăn nuôi phát sinh
– Phân bổ chi phí chung cho các sản vật
– Đánh giá chi phí dở dang theo các tiêu thức khác nhau, giải thích
– Cách xác định chi phí chăn nuôi trồng chuyển năm sau
– Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ
– Chi phí các dịch vụ khác như định mức nhiên liệu chạy máy phun thuốc sâu, sửa chữa máy bơm và bình bơm, lắp đặt hệ thống đèn, công trình lán trại,…
– Xây dựng giá thành của sản phẩm
– Tính giá thành các sản phẩm như vật nuôi con, sữa tươi, gia cầm, trứng, mật, cá, rau, củ, trái cây,…
– Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay
– Tính tỷ lệ, hệ số (đối với các Doanh nghiệp cần tính hệ số, tỷ lệ)
– Chú ý về cách sửa lỗi sai, kiểm tra đúng sai qua quá trình tính giá thành
2.8 Về Thuế trong công ty kế toán hợp tác xã nông nghiệp
– Thuế GTGT
Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT trên phần mềm, đẩy sang HTKK, cách thiết lập các thông số thuế trên phần mềm , Cách kiểm tra đối chiếu chỉ tiêu thuế trên phần mềm mi sa trước khi lập tờ khai thuế đúng, Cách soát lỗi sai sót – Sửa lỗi sai.
Cách khấu trừ thuế GTGT theo tháng, quý.
Hướng dẫn các tình huống điều chỉnh sai sót của các tờ khai trong quá khứ và cách điều chỉnh cho đúng. Giải quyết các lỗi sai trong kê khai.
ác sản phẩm chăn nuôi chưa qua sơ chế hoặc chỉ sơ chế thông thường thì được miễn thuế GTGT, các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khóa khăn thì được miễn luôn cả thuế TNDN
=> Nhà nước đang có sự khuyến khích cho những doanh nghiệp phát triển chăn nuôi ở khâu sản xuất.
– Thuế TNDN
Cách lập tờ khai thuế TNDN cuối năm / Cách đưa ra tờ khai HTKK, điền thêm các chỉ tiêu cần thiết
Hướng dẫn thêm các phụ lục miễn giảm thuế trong các trường hợp đặc biệt
Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai Thuế TNDN cho việc lập lại BCTC (trường hợp lập lại BCTC thì cần phải lập tờ khai điều chỉnh thuế TNDN)
– Về thuế TNCN
Hướng dẫn đăng ký MST cá nhân
Hướng dẫn làm các thủ tục giảm trừ gia cảnh
Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý
- Lập Quyết toán thuế TNCN cuối năm – Kèm bộ BCTC
Hạch toán giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài
Hướng dẫn hạch toán nộp các loại thuế, nộp phạt chậm nộp – nộp phạt thuế sau kỳ thanh quyết toán thuế
3. Nội dung cuối kỳ học thực hành kế toán hợp tác xã nông nghiệp
– Lập bảng cân đối tài khoản: Cân đối các chỉ tiêu trên tài khoản kế toán
– Lập báo cáo kế toán
– Lập lưu chuyển tiền tệ, phân biệt lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và trực tiếp
– Hướng dẫn in và kết xuất sổ sách kế toán một cách có hệ thống và khoa học nhất để chuẩn bị cho quyết toán thuế về sau.
– Kinh nghiệm thanh tra trong công ty hợp tác xã nông nghiệp
– Hướng dẫn các thông tư cần đọc trong kế toán hợp tác xã nông nghiệp
– Kinh nghiệm soạn hồ sơ cho công ty sản xuất nông nghiệp một cách khoa học nhất.
Sau khoá học tổng hợp kế toán hợp tác xã nông nghiệp giúp bạn vận dụng tổng hợp các loại chi phí, định mức NVL – tính giá thành trên từng thành phẩm & hoàn thiện bộ BCTC nộp đúng hạn cũng như quản lý nguồn tài chính trong dự trù ngân sách cho đầu tư dự án nông nghiệp trong tương lai.
hình thức học có linh động thời gian không ah
Chào bạn, Thời gian học linh động. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé
20/04/23 tư vấn giúp mình nhé
Chào bạn, Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé
tư vấn cho mình về hình thức học có cô giáo kèm
Chào bạn, Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé