Hướng dẫn kê khai thuế cho hộ kinh doanh theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

Hiện nay, hộ kinh doanh là một trong những thể loại kinh tế rất phổ biến tại nước ta. Các hộ kinh doanh cũng đóng góp gần khoảng 30% GDP của Việt nam. Với sự ra đời của thông tư 40/2021/TT-BTC tác động lớn đến loại hình hộ kinh doanh. Để các hộ kinh doanh nắm vững được những nội dung cơ bản ở thông tư 40 bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng hướng dẫn cụ thể cách để chúng ta kê khai thuế cho hộ kinh doanh.

Những hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp những loại thuế gì?

Tất cả những hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp các loại thuế như: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng, hay phí bảo vệ môi trường (nếu có)…

Phương pháp kê khai thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Căn cứ vào khoản 3, 5, 7 điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, sẽ có 3 hình thức kê khai thuế cho hộ kinh doanh phổ biến nhất hiện nay đối với hộ kinh doanh: kê khai Thuế theo phương pháp khoán, kê khai Thuế theo phương pháp kê khai và kê khai Thuế theo từng lần phát sinh.

1. Trường hợp các hộ kinh doanh phải kê khai theo phương pháp khoán:

Căn cứ vào khoản 8 điều 3, 7 theo thông tư 40/2021/TT-BTC ban hành:

“7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính Thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan Thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý Thuế”.

“8. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ những trường hợp với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh”.

Ví dụ: Hộ kinh doanh của ông/ bà T kinh doanh vào tháng 3 năm 2022, dự kiến doanh thu khoán của 9 tháng theo thực tế của việc kinh doanh là 80 triệu đồng (Trung bình 9 triệu đồng mỗi tháng doanh thu tương ứng 12 tháng sẽ là 108 triệu đồng>100 triệu đồng. Hộ kinh doanh của ông/ bà T thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng cùng thuế thu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu phát sinh từ tháng 3/ 2022 là 80 triệu đồng.

phương pháp khoán trong kê khai thuế cho hộ kinh doanh

* Lưu ý:

– Các hộ kinh doanh nếu như nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ không phải kê khai thuế định kỳ nhưng bắt buộc phải đóng thuế khoán hàng năm ( mức thuế khoán này sẽ do chi cục Thuế quản lý ấn định vào đầu mỗi năm). Nếu như có phát sinh thì chỉ phát sinh việc kê khai thuế theo những lần phát sinh khi có nhu cầu về việc cần mua hóa đơn điện tử từ chi cục Thuế quản lý.

– Và từ năm 2022 các hộ kinh doanh kê khai thuế đối với phương pháp khoán sẽ không được sử dụng những hóa đơn cuốn mà phải mua các hóa đơn lẻ tại Cơ quan Thuế.

Ví dụ: Lúc trước, hộ kinh doanh chỉ cần đăng ký mua những hóa đơn cuốn để về xuất hóa đơn bán lẻ, nhưng từ năm 2022 cơ quan Thuế yêu cầu mỗi lần xuất hóa đơn phải đem hồ sơ lên để Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ dưới dạng hóa đơn điện tử theo thông tư 78.

2. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải kê khai thuế theo phương pháp kê khai:

– Phương pháp kê khai thuế cho hộ kinh doanh này áp dụng đối với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô lớn, hay là những hộ kinh doanh chưa đáp ứng đủ quy mô lớn nhưng vẫn lựa chọn nộp Thuế theo phương pháp kê khai.

Ví dụ: Hộ kinh doanh của Ông TYU chưa đáp ứng được chỉ tiêu là hộ kinh doanh có quy mô lớn mức doanh thu trên 10 tỷ đồng thì sẽ được lựa chọn hình thức nộp thuế theo phương pháp kê khai

– Phương pháp kê khai cũng sẽ tính theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo tháng hay quý.

Ví dụ: Hộ kinh doanh giặt là của ông Y đặt mức doanh thu 50 triệu đồng/ tháng theo phương pháp kê khai số thuế gtgt phải nộp = 50.000.000 * 5% = 2.500.000 đồng. Thuế thu nhập cá nhân sẽ là 1.000.000 đồng.

– Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ phải thực hiện khai thuế theo tháng.

– Còn những hộ kinh doanh mới thành lập thì sẽ thực hiện khai thuế theo Qúy.

– Căn cứ vào khoản 2, 4 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC ban hành:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn là những hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng được tiêu chí doanh nghiệp siêu nhỏ như: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản và các lĩnh vực về công nghiệp hay xây dựng có số người lao động tham gia vào đóng bảo hiểm xã hội bình quân từ 10 người trở lên, hay là tổng doanh thu của những năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên.

Ví dụ: Hộ kinh doanh làm đồ gỗ của ông M, có tổng số lao động 6 người, tổng doanh thu của 2 năm trước chỉ đạt mức 2 tỷ đồng. Hộ kinh doanh của Ông M chưa đáp ứng đủ điều kiện hộ kinh doanh có quy mô lớn nhưng sẽ vẫn được chọn phương pháp kê khai thuế theo tháng.

+ Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng được quy mô lớn sẽ là các cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hay các thành viên trong hộ gia đình cùng nhau đăng ký thành lập, cũng như chịu trách nhiệm với tài sản của mình theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Hay là trường hợp những thành viên của hộ đăng ký kinh doanh gia đình sẽ ủy quyền cho một thành viên bất kì làm đại diện kinh doanh. Ngược lại, người được những thành viên trong hộ gia đình ủy quyền để làm đại diện cho hộ kinh doanh thì sẽ là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình chuyên về sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối hay bán rong, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ… không cần phải đăng ký hộ kinh doanh.

Ví dụ: Hộ kinh doanh ông T chuyên về việc bán lưu động các mặt hàng cá ở những đường chợ thì không cần phải đăng ký hộ kinh doanh

+ Nếu như hộ kinh doanh là quy mô lớn thì bắt buộc phải áp dụng nộp thuế theo phương pháp kê khai.

+ Nếu như hộ kinh doanh nhỏ, chưa đáp ứng được quy mô lớn sẽ có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp nộp: Phương pháp khoán hay là phương pháp kê khai.

3. Những báo cáo cần phải nộp theo phương pháp kê khai cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Căn cứ theo phụ lục II, Thông tư 40/2021/TT-BTC sẽ có 2 mẫu hồ sơ khai thuế theo phương pháp kê khai:

– Mẫu số 01/CNKD: Tờ khai Thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

– Mẫu số 01-2/BK-HĐKD: Mẫu này sẽ được hiểu là phụ lục bảng kê trong kỳ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

+ Mẫu 01-2/BK-HĐKD sẽ phải kèm theo tờ khai 01/CNKD, quy định này sẽ được áp dụng đối với những hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh lựa chọn hình thức nộp thuế theo phương pháp kê khai.

+ Cũng trong bảng kê hoạt động kinh doanh đối với mẫu 01-2/BK-HĐKD phải báo cáo việc nhập, xuất và tồn các vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa trong kỳ. Các khoản phát sinh về chi phí liên quan trong kỳ về doanh thu của hộ kinh doanh để có thể làm căn cứ với Cơ quan Thuế quản lý doanh thu trong kyd theo sự rủi ro.

* Lưu ý:

+ Nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện việc xuất các hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC vẫn sử dụng hóa đơn giấy thì bắt buộc phải nộp báo cáo về việc sử dụng hóa đơn.

Ví dụ: Hộ kinh doanh NFS chuyên kinh doanh về hải sản nhưng không xuất hóa đơn điện tử theo thông tư 78 thì hộ kinh doanh này muốn xuất hóa đơn bắt buộc phải nộp báo cáo lên Cơ quan Thuế để xin cấp hóa đơn giấy bán lẻ.

4. Cách nộp các tờ kê khai thuế cho hộ kinh doanh

– Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai sẽ phải nộp tờ kê khai qua mạng, áp dụng đối với mẫu số 01/CNKD và mẫu số 01-2/BK-HĐKD phụ lục bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Cách nộp các tờ kê khai thuế cho hộ kinh doanh
Cách nộp các tờ kê khai thuế cho hộ kinh doanh

– Việc nộp các tờ kê khai sẽ được thực hiện tại web: https://canhan.gdt.gov.vn/

– Còn đối với mẫu BC26 thì việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn phải in ra giấy, nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Cơ quan Thuế chứ chưa có nộp qua mạng như phương pháp khoán. Vì trong năm 2022 tất cả các hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai vẫn phải xuất hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC nên sẽ dẫn đến việc các hộ kinh doanh còn sử dụng hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử theo Thông tư 32 sẽ phải nộp báo cáo ra giấy.

5. Những trường hợp sẽ kê khai theo tháng và quý?

Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/ NĐ-CP và căn cứ theo điều 9, nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định rõ:

* Trường hợp được kê khai Thuế giá trị gia tăng theo quý được áp dụng:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ của năm trước có tổng doanh thu liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống sẽ được kê khai theo quý. Doanh thu xác định ở đây sẽ là tổng doanh thu trên những tờ khai thuế giá trị gia tăng của những kỳ tính thuế trong năm.

Ví dụ: Hộ kinh doanh chăn nuôi hải sản của ông Nguyễn Văn B có tổng doanh thu năm trước là 40 tỷ đồng>50 tỷ đồng. Doanh thu của hộ kinh doanh ông Nguyễn Văn B được kê khai theo quý.

+ Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được lựa chọn hình thức kê khai theo quý. Nhưng khi việc sản xuất kinh doanh đã đủ 12 tháng thì sẽ phải căn cứ vào mức doanh thu để thực hiện việc kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay quý.

– Trường hợp kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quý sẽ được áp dụng như sau:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý sẽ được lựa chọn hình thức kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

+ Và việc kê khai thuê theo quý cũng được xác định một lần duy nhất kể từ quý đầu tiên phát sinh cho việc khai thuế, sẽ được áp dụng ổn định trong cả năm đó.

* Trường hợp kê khai thuế theo tháng được áp dụng đối với:

– Những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có tổng doanh thu bán hàng hóa hay cung cấp các dịch vụ của những năm trước lớn hơn 50 tỷ đồng thì sẽ được kê khai thuế giá trị gia tăng, cũng như Thuế thu nhập cá nhân theo tháng.

Ví dụ: Hộ kinh doanh BNM Chuyên kinh doanh các loại gỗ để làm bàn ghế, nhưng tổng mức doanh thu của 2 năm trước lớn hớn 50 tỷ đồng 9 năm 1 đạt mức doanh thu 70 tỷ đồng/năm, năm 2 mức doanh thu 810 tỷ đồng/ năm) thì sẽ được lựa chọn hình thức kê khai Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo tháng (tháng 1 sẽ nộp chậm nhất vào ngày 20/2, tháng 2 sẽ là ngày 20/3…).

6. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế cho hộ kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 11, Thông tư 40/2021/TT–BTC và căn cứ theo Khoản 1 Điều 44, Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 ban hành:

– Thời hạn nộp hồ sơ khai Thuế đối với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ Thuế.

Ví dụ: Hộ kinh doanh NKT nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng thì thời hạn kê khai và nộp thuế tháng 9/2021 chậm nhất sẽ là ngày 20/10/2021.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa cụ thuế.

Ví dụ: Hộ kinh doanh vật liệu KJI nộp thuế phương pháp kê khai theo quý sẽ phải nộp quý I chậm nhất bào ngày 2/5, quý II sẽ là 31/7, quý III là ngày 31/10 và quý IV là ngày 31/01 của năm sau.

7. Thời hạn nộp tiền Thuế

Căn cứ vào khoản 4 Điều 11, Thông tư 40/2021/TT–BTC và căn cứ vào Khoản 1 Điều 55, luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ban hành:

– Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. (Có nghĩa chúng ta nộp tờ khai thuế vào ngày nào thì ngày nộp tiền chính là ngày đó).

– Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thì thời hạn nộp thuế sẽ là thời hạn nộp bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đó.

Hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh thường sẽ có những chế độ kế toán đặc thù, trong đó bao gồm cả các các vấn đề liên quan đến thuế, kê khai thuế. Hi vọng bài viết trên đây về kê khai thuế cho hộ kinh doanh đã giúp kế toán viên hiểu hơn về các thông tin xoay quanh vấn đề này. Truy cập fanpage để tìm hiểu chi tiết hơn về nghiệp vụ kế toán nhé!