Hướng dẫn hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà 2022

Hướng dẫn hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà | Chỉ dẫn cách tiền tiền thuế thu nhà, xác định các loại thuế phí và lệ phí liên quan đến việc thuê nhà. Thủ tục, chứng từ thuê nhà gồm những gì để chi phí thuê nhà là chi phí hợp lý.

Hướng dẫn hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà

Chi phí tiền thuê nhà là một khoản chi phí không hề nhỏ và làm cách nào để đưa khoản chi phí này thành một khoản chi phí hợp lý thì bạn hãy theo dõi bài viết: Cách đưa chi phí tiền thuê nhà vào chi phí hợp lý dưới đây của Kế toán Việt Hưng.

Hướng dẫn hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà
Hướng dẫn hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà

1. Tổng số tiền thuê nhà >100.000.000 đồng.

 DN nộp thay thuế cho chủ nhàDN không nộp thay thuế cho chủ nhà

Thuế phải nộp

Thuế môn bài:
Doanh thu bình quân nămMức phí môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm300.000 đồng/năm.

-Công ty tự trích nộp 5% thuế GTGT và 5% thuế TNCN để nộp vào Ngân sách nhà nước

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X 5%

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu X 5%

Hồ sơ chứng từ để thuế chấp nhận là chi phí– Hợp đồng thuê nhà,
– Chứng từ thanh toán tiền,
– Chứng từ khấu trừ thuế
– Biên bản bàn giao nhà
– Hợp đồng thuê nhà kèm CMT photo của chủ nhà
– Biên bản bàn giao nhà
– Chứng từ thanh toán
– Hóa đơn bán lẻ của cơ quan thuế cấp cho chủ nhà.
– Nếu tổng số tiền nhà mà > 100.000.000/năm hoặc > 8,4 triệu/tháng: Thì hộ gia đình, cá nhân cho thuê phải khai, nộp thuế. Sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân. Dựa vào hóa đơn đó DN được hạch toán vào chi phí.

Lưu ý hướng dẫn hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà

Nếu DN thuê tài sản chủa cá nhân mà tại hợp đồng thuê có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (GTGT và  TNCN). Và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chi phí tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay

Ví dụ hạch toán chi phí hợp lý tiền thuê nhà

Công ty Kế toán Việt Hưng thuê nhà của ông A với giá thuê là 12.000.000 đồng/tháng. Chưa bao gồm thuế, thanh toán 3 tháng 1 lần: 12.000.000*3= 36.000.000 đồng

Thì Kế toán Việt Hưng sẽ được tính vào chi phí được trừ: Tổng số tiền thuê tài sản+ Số tiền thuế nộp thay.

Hay = Tổng số tiền thuê TS+ Thuế GTGT+ Thuế TNCN

-Tiền thuế GTGT phải nộp= DT tính thuế*5%

DT tính thuế GTGT= Dt chưa bao gồm thuế/0.9= 36.000.000/0.9= 40.000.000

->Tiền thuế GTGT= 40.000.000*5%= 2.000.000đồng

-Tiền thuế TNCN phải nộp= (36.000.000/0.9)*5%= 2.000.000đồng

=> Tổng chi phí được trừ: 36.000.000+ 4.000.000= 40.000.000đồng

2. Tổng tiền thuê nhà < 100.000.000 đồng/năm

2.1. Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC

– Từ ngày 01.01.2017 nếu cá nhân cho thuê nhà mà có doanh thu hàng năm từ 100.000.000 đồng trở xuống. Thì sẽ không phải nộp thuế môn bài, thuế TNCN, thuế GTGT

2.2. Các hồ sơ chứng từ để được thuế chấp nhận là chi phí được trừ như sau:

– Hợp đồng thuê nhà

– Chứng từ thanh toán

– Chứng từ khấu trừ thuế

– Biên bản bàn giao nhà.

Ví dụ: Ông A ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm với Kế toán Việt Hưng – tính theo 12 tháng liên tục. Với thời gian cho thuê là từ tháng 9 năm 2015 đến hết tháng 8 năm 2017, tiền thuê là 12 triệu đồng/tháng. Như vậy, doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà của ông A xác định như sau:

Năm 2015, ông A cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 9 đến hết tháng 12). Với doanh thu cho thuê là: 04 tháng x 12 triệu đồng = 48 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2015 ông A  không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê nhà.

Năm 2016, ông A  cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanh thu cho thuê là: 12 tháng x 12 triệu đồng = 144 triệu đồng (> 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2016 ông A  phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê nhà.

Năm 2017, ông A  cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 8), với doanh thu từ hoạt động cho thuê là: 08 tháng x 12 triệu đồng = 96 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2017 ông A không nộp thuế GTGTvà thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê nhà.

Như vậy: Nếu trên hợp đồng thuê nhà thể hiện là bên thuê (tức là DN) nộp thay thì bên DN phải đi nộp tờ khai và tiền thuế .

—————————–

Trên đây Kế toán Việt Hưng vừa hướng dẫn các bạn cách đưa chi phí tiền thuê nhà vào chi phí hợp lý. Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN hoặc thuế GTGT hãy đăng ký tham gia các khóa học kế toán thực tế https://ketoanviethung.com/. Hoặc nhắn tin trực tiếp qua fanpage nhé!

Kế toán Việt Hưng chúc các bạn sức khỏe và thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...