Hướng dẫn nộp bổ sung thuế môn bài

Đánh giá

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ, thành lập thêm chi nhánh, cửa hàng nên kế toán thường gặp khó khăn khi nộp bổ sung thuế môn bài. Hôm nay, kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách nộp bổ sung thuế môn bài nhé.

Quy định về nộp bổ sung thuế môn bài

nop-bo-sung-thue-mon-bai
Quy định về nộp bổ sung thuế môn bài

Tại mục 2 Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài quy định:

“- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế khác… không có giấy chứng nhận ĐKKD hoặc có giấy chứng nhận ĐKKD nhưng không có vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế Môn bài theo mức 1.000.000 đồng/năm.”

Tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ quy định:

“1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

TT43/2002/TT-BTC ban hành ngày 07/05/2003 chúng ta có thể hiểu như sau.

Căn cứ xác định mức thuế môn bài phải nộp năm hiện hành là vốn điều lệ đăng ký của năm trước năm tính thuế hiện hành.

Hướng dẫn lập tờ khai bổ sung thuế môn bài

[1] Kỳ tính thuế: Công ty phải ghi rõ năm tính thuế môn bài. Ví dụ năm 2015 [2] Lần đầu: nếu nộp thuế lần đầu thì đánh dấu x vào ô lần đầu [3] Bổ sung lần thứ: nếu công ty kê khai nộp thuế môn bài lần đầu tiên trong năm tính thuế thì không phải điền ô này. Điền lần thứ mấy nếu những năm trước đó công ty đã kê khai. [4] Người nộp thuế:

  • Ghi tên cơ sở kinh doanh và nộp thuế môn bài
  • Nếu là trụ sở chính thì ghi trụ sở chính
  • Nếu là chi nhánh ở khác địa phương với trụ sở chính phải nộp thuế môn bài nơi chi nhánh hoạt động thì ghi địa chỉ của chi nhánh.

[5] Mã số thuế: Ghi theo mã số thuế đầy đủ của cơ sở kinh doanh và nộp thuế môn bài.

[6] Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ của cơ sở kinh doanh trên Giấy phép đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế môn bài. Lưu ý, mục này chỉ ghi địa chỉ đến cấp phường, xã.

[7] Quận/ huyện: [8] Tỉnh/ thành phố: [9] Điện thoại: [10] Fax: [11] Email: Từ chỉ tiêu [12] đến chỉ tiêu [20] là dành cho đại lý thuế nên bạn có thể bỏ qua phần này.

  • [21] Khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong năm (đánh dấu x nều có)
  • Nếu lập tờ khai lần đầu trong năm tính thuế thì không cần đánh dấu chỉ tiêu này.
  • Nếu doanh nghiệp trong năm có phát sinh bổ sung và khai nộp thuế môn bài cho cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc diện người nộp thuế phải khai nộp thuế môn bài thì đánh dấu x vào ô này.

Các chỉ tiêu trong bảng:

[22] Người nộp thuế môn bài: Giống với chỉ tiêu [4] mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. [23] Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương (ghi rõ tên, địa chỉ):

  • Nếu là trụ sở chính nộp thuế môn bài thì ghi tên chi nhánh, địa điểm kinh doanh, nhà hàng,…hạch toán phụ thuộc trong cùng địa phương với trụ sở chính.
  • Nếu là chi nhánh ở khác địa phương với trụ sở chính thì ghi tên chi nhánh, các cửa hàng, đại điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc chi nhánh nếu có, đồng thời ghi đầy đủ vào các cột tương ứng.

[24] Tổng số thuế môn bài phải nộp: Ghi tổng số tiền phải nộp.

Cách điền thông tin vào các cột trong bảng:

Cột mã chỉ tiêu: Là mã của bậc thuế môn bài Cột vốn đăng ký, mức thu nhập bình quân tháng: Ghi theo số vốn đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư tính đến thời điểm 31/12 của năm trước. Nếu là cơ sở mới thành lập thì là số vốn đăng ký thành lập Cột bậc môn bài: Ghi bậc môn bài của đơn vị mình, căn cứ vào số vốn đăng ký để tra bậc môn bài. Cột mức thuế môn bài: Căn cứ vào bậc thuế môn bài để tra ra số tiển nộp thuế môn bài của doanh nghiệp mình. Lưu ý: Tờ khai nộp thuế môn bài nộp cho cơ quan thuế được xem là hợp lệ khi:

  • Tờ khai được lập đúng mẫu quy định.
  • Tờ khai có ghi rõ, đầy đủ thông tin về địa chỉ, tên, mã số thuế…..của cơ sở kinh doanh.
  • Được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu vào cuối tờ khai.
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
10 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận