Bảng cân đối tài khoản – BCĐKT là một trong những báo cáo quan trọng trong kế toán. Nhìn vào Bảng cân đối tài khoản chúng ta có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo: gồm tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí. Sau đây Ketoanviethung sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
1. Cơ sở pháp lý
Theo Mục 4, Điều 83 – Mẫu số F01-DNN của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016
2. Ý nghĩa
– Bảng cân đối tài khoản: phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
– Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản: là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu trên Báo cáo tài chính
3. Mẫu Bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
> Các bạn tải mẫu bảng cân đối kế toán TẠI ĐÂY
4. Cách lập Bảng CĐKT theo Thông tư 133
Ghi chú: Kỳ ở đây có thể là: theo tháng, theo quý hoặc theo năm, tùy theo kỳ mà kế toán từng doanh nghiệp áp dụng
*) Cột Số hiệu Tài khoản: Cột này ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1, cấp 2,… mà doanh nghiệp sử dụng để phản ánh
Ví dụ: TK 111, TK 112, TK 112.1, TK 112.2,…….
*) Cột Tên Tài khoản: Phản ánh tên gọi của từng tài khoản tổng hợp, chi tiết từ loại 1 đến loại 9.
Ví dụ: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…
Nguyên tắc:
+ Mỗi tài khoản ghi trên một dòng
+ Tài khoản có số hiệu nhỏ ghi trước, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
*) Cột Số dư đầu kỳ: Nợ – Có:
– Nếu tài khoản nào có số dư đầu kỳ bên Nợ thì ghi vào Cột Nợ, số dư đầu kỳ bên Có thì ghi vào cột Có
– Số liệu để ghi vào Cột số dư đầu kỳ: là Sổ Cái hoặc Số dư cuối kỳ trước trên Bảng cân đối tài khoản của kỳ trước liền kề.
*) Cột Số phát sinh trong năm: Nợ – Có:
– Dùng để phản ánh tổng phát sinh bên Nợ và bên Có của các tài khoản trong kỳ Báo cáo
– Số liệu để ghi vào cột Nợ – Có: là Tổng phát sinh Bên Nợ và Tổng phát sinh Bên Có của các tài khoản trên Sổ Cái trong kỳ Báo cáo
*) Cột Số dư cuối năm: Nợ – Có:
– Dùng để phản ánh số dự Nợ cuối kỳ và số dư Có cuối kỳ trong kỳ Báo cáo của từng tài khoản
– Số liệu để ghi vào cột Nợ – Có được tính theo công thức sau:
Theo Nguyên tắc
*) Thực hiện dòng TỔNG CỘNG ở cuối Bảng CĐKT
5. Một số Tài khoản thường phát sinh trên BCĐ
Trên đây Ketoanviethung đã hướng dẫn các bạn cách lập Bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và cách kiểm tra đối chiếu số liệu trên Bảng CĐKT. Nếu có gì cần tư vấn các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm để được giải đáp.