Hướng dẫn cách định khoản kế toán du lịch cơ bản cần biết

Đánh giá

Định khoản kế toán du lịch –  Ngành du lịch thuộc loại hình thương mại dịch vụ, vì vậy kế toán công ty du lịch có những đặc điểm chung của loại hình doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Ngoài những đặc điểm chung của ngành thì kế toán công ty du lịch cũng có những nghiệp vụ riêng biệt. Bài viết sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn các bước hạch toán các nghiệp vụ cơ bản trong công ty du lịch.

định khoản kế toán du lịch
Hướng dẫn cách định khoản kế toán du lịch cơ bản cần biết

1. Đặc điểm kế toán ngành du lịch

– Do sản phẩm trong ngành dịch vụ thường không có hình thái vật chất cụ thể nên không cần nhập, xuất kho và cũng không tính giá sản phẩm dở dang.

– Sản phẩm trong ngành du lịch là sự tổng hợp của nhiều dịch vụ khác nhau, là sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều bộ phận: dịch vụ vận tải, dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống,…

– Kế toán du lịch Phải theo dõi doanh thu và chi phí theo hợp đồng, theo tour du lịch.

– Chi phí do hướng dẫn viên thực hiện  sẽ được ứng trước tiền theo tour, khi kết thúc tour, hoặc hợp đồng mới thanh toán với phòng kế toán.

– Các dịch vụ đa dạng, phong phú, mang tính tổng hợp nên sử dụng nhiều chứng từ bổ sung, mang tính nội bộ, được thiết kế riêng cho phù hợp với từng loại dịch vụ.

– Hoạt động dịch vụ mang tính thời vụ, rất phụ thuộc thời tiết.

– Du lịch thường có du lịch trong nước và du lịch nước ngoài, phần du lịch nước ngoài, vé máy bay sẽ có thuế suất GTGT khác với GTGT du lịch trong nước.

– Giá cả mang tính linh động cao tùy thuộc vào tùy từng thời điểm, tùy từng dịch vụ, nhà cung cấp.

– Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong sản phẩm dịch vụ thường rất nhỏ, không đáng kể. Chi phí chủ yếu chính là chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại.

2. Kế toán định khoản công ty du lịch

2.1 Khoản tạm ứng cho hướng dẫn, điều hành tour

Trong quá trình thực hiện tour thường phát sinh khoản tạm ứng chi tour của điều hành tour và trả trước của khách hàng cũng như đặt cọc tiền nhận trước phòng khách sạn, nhà hàng

– Khi tạm ứng ghi:

Nợ TK 141 (Chi tiết từng đối tượng)

Có TK 111, 112

– Khi hoàn ứng, ghi

Nợ TK 621, 622, 627, 111, 112

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 141

– Khi được khách hàng ứng trước một phần tiền đi tour, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131 (Chi tiết từng cá nhân, tổ chức)

– Khi trả tiền đặt cọc trước cho nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến tour như: tiền vé, phòng ở cho khách,…

Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng nhà cung cấp dịch vụ)

Có TK 111, 112, 141,…

2.2 Lương và các khoản trích theo lương

– Hạch toán chi phí lương: 

Nợ TK 622, 627, 6421 

Có TK 334

– Khi chi trả lương: 

Nợ TK 334

Có TK 111,112

– Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí): 23,5% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%, BHCĐ 2%)

Nợ TK 622,627,642

Có TK 3382 (KPCĐ 2%)

Có TK 3383 (BHXH 17,5%)

Có TK 3384 (BHYT 3%)

Có TK 3389 (BHTN 1%)

– Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động

Nợ TK 334 (10,5%)

Có TK 3383 (BHXH 8%)

Có TK 3384 (BHYT 1,5%)

Có TK 3389 (BHTN 1%)

– Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định

Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)

Nợ TK 3383 (BHXH 25,5%)

Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)

Nợ TK 3389 (BHTN 2%)

Có TK 112 (34%)

– Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Nợ TK 334                  

Có TK 3335

2.3 Hóa đơn đầu vào

– Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 627,1331

Có TK 111,112,331…

– Nếu là công cụ: 

Nợ TK 153,1331

Có TK 111,112,331

– Đưa vào sử dụng:

Nợ TK 242

Có TK 153

– Phân bổ:

Nợ TK 627

Có TK 242

– Hàng kỳ kết chuyển chi phí dở dang để tính giá thành dịch vụ

Nợ TK  154

Có TK 622,627

2.4 Ghi nhận doanh thu và giá vốn 

– Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511, 3331

– Đồng thời xác định giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 154

– Khấu trừ thuế GTGT

Nợ 3331

Có 133

– Khi nộp tiền thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112

2.5 Chứng từ ngân hàng

– Lãi tiền gửi ngân hàng: 

Nợ TK 112

Có TK 515

– Phí ngân hàng: 

Nợ TK 6425

Có TK 112

2.6 Cuối kỳ xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212

– Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 911

– Kết chuyển chi phí

Nợ TK 911

Có TK 632, 641, 642, 635, 811

– Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911 / Có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212 / Có TK 911

– Cuối các quý, năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

Nợ TK 8211C

Có TK 3334

– Kết chuyển:

Nợ TK 911

Có TK 8211

– Nộp thuế TNDN:

Nợ TK 3334

Có TK 111, 112

Trên đây là những nghiệp vụ kế toán cơ bản trong công ty du lịch. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm kế toán tại các đơn vị này. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận