Học kế toán bán hàng: Nên bắt đầu từ đâu?

Học kế toán bán hàng: Nên bắt đầu từ đâu? – Khi mới vào nghề nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết ? Nếu chọn Tổng hợp thì bạn không biết truy nguyên nguồn gốc của những chứng từ, phần hành này từ đâu? Vậy bạn nên bắt đầu từ kế toán chi tiết nào là tốt nhất và nên bắt đầu như thế nào?  Một câu hỏi mà không ít kế toán băn khoăn không biết bắt đầu sự nghiệp kế toán như thế nào. Bài viết này, Kế toán Việt Hưng sẽ hương dẫn bạn học kế toán bán hàng nên bắt đầu từ đâu – phần ngành được đánh giá là quan trọng nhất để đến với kế toán tổng hợp.

hoc-ke-toan-ban-hang
Học kế toán bán hàng: Nên bắt đầu từ đâu

1. Kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là một trong những công việc bước đệm rất phù hợp với các bạn kế toán mới ra trường để có thể tích lũy những kinh nghiệm thực tế như kinh nghiệm xử lý hóa đơn chứng từ, kiểm soát chứng từ, công nợ phải thu, phải trả…, Công việc của một nhân viên kế toán bán hàng không đòi hỏi nhiều kỹ năng những nếu bạn chưa đi làm kế toán bán hàng bao giờ thì cũng rất khó có thể hình dung ra công việc của một người kế toán bán hàng là làm những gì?.

Kế toán bán hàng: Ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan đến hóa đơn bán hàng : bạn phải ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm xuất bán,…Định kỳ làm báo cáo bán hàng theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Nên học kế toán bán hàng từ đâu?

Nhưng trước tiên để có thể làm tốt được công việc kế toán bán hàng thì bạn nên trau dồi cho mình những kiến thức, nền tảng cơ bản, hiểu biết về hóa đơn chứng từ và các nghiệp vụ để tránh sai sót nhất có thể xảy ra.

Bước 1: Chuẩn bị những kiến thức cơ bản

  • Chứng từ liên quan đến Kế toán bán hàng cần phải biết:

Hóa đơn GTGT : bao gồm Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, số tiền khách hàng phải thanh toán. Chứng từ này dùng để xác định doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra phải nộp cho Nhà nước.

Chú ý: Khi xuất hóa đơn phải kiểm tra trước thông tin của người mua và viết đúng các thông tin. Trường hợp có sai sót thì phải biết được khi nào làm biên bản điều chỉnh hóa đơn, biên bản thu hồi hóa đơn hay viết lại hóa đơn mới thay thế? Hóa đơn như thế nào được gọi là hợp pháp, hợp lệ, và hợp lý?

Phiếu xuất kho : để theo dõi chặt chẽ số lượng hàng hóa khi được xuất ra khỏi kho. Có thể là xuất bán cho người mua hoặc xuất dụng nội bộ giữa kho này đến kho khác hoặc từ chi nhánh này đến chi nhánh khác

Phiếu thu : Là căn cứ xác lập khi thu được tiền nhập quỹ , và thủ quỹ sẽ  thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán hạch toán khoản phải thu này.

Giấy báo có: Là chứng từ do ngân hàng lập báo cho chủ tài khoản biết số tiền phải thu của chủ tài khoán về việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoặc các khoản phải thu khác thực sự đã được thu. Giấy báo có là căn cứ để kế toán tiền gửi ghi số tiền gửi và các sổ kế toán liên quan đến nghiệp vụ thu tiền gửi.

  • Hệ Thống Tài Khoản

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch có 6 tài khoản cấp 2

Tài khoản  155 “ Thành phẩm” : Phản ánh sự biến động và số liệu có theo giá thành sản xuất thực tế của các loại thành phẩm của doanh nghiệp

Tài khoản 631 “ Giá vốn hàng bán”: Dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ.

Tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng “: Theo dõi các khoản phải thu của khách, tình hình các khoản nợ và thanh toán của từng khách hàng được mở chi tiết trên TK 131

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác như TK111 “ Tiền mặt”, TK 112 “ tiền gửi ngân hàng “, TK 3331 “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp” , TK 156 “ Hàng hóa”.

  • Sơ đồ hạch toán kế toán bán hàng

Và chuẩn bị cho mình những kỹ năng tin học văn phòng tốt, đặc biệt là Excel để phân tích dữ liệu, đưa ra được báo cáo, theo dõi hợp lý công việc. Kỹ năng giao tiếp để sẵn sàng làm việc tốt.

Bước 2: Thực hành kế toán bán hàng

Khi bạn đang trang bị cho mình những kiến thức vững vàng, thì tiếp theo bạn nên áp dụng ngay lý thuyết đó vào thực tế kế toán bạn hàng. Lời khuyên của kế toán Việt Hưng dành cho các bạn là nên ứng tuyển vào một doanh nghiệp lớn, nơi phát sinh nhiều nghiệp để bạn có thể thực hành tốt nhất.

– Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận ) .

– Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.

– Hàng ngày nhập số liệu mua hàng, bán hàng vào phần mềm kế toán hoặc sổ sách.

– Kiểm tra, đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ.

– Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước.

– Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

– Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ.

– Định khoản và phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.

– Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về công việc nhập, xuất tồn vào cuối ngày.

– Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.

– Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.

– Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị.

– Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.

– Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng.

– Cân đối thuế đầu ra phải nộp với thuế đầu vào để có biện pháp xuất hóa đơn hợp lý.

– Hàng tháng,quý, năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

– Báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.

– Lập kế hoạch thu công nợ và liên hệ với khách hàng.

– Lập tờ khai hàng hóa mua vào theo biểu mẫu kê khai thuế GTGT.

– Lập, theo dõi thu hồi các biên bản thu hồi chỉnh sửa, thanh hủy hóa đơn kịp thời.

– Lập bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày.

– Lập báo cáo tuổi nợ và các báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý.

– Đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc với Kế toán trưởng

– Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu

– Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

– Đề xuất hướng xử lý khi yêu cầu xuất hóa đơn của khách hàng chưa phù hợp .

– Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn.

3. Khoá học kế toán bán hàng online – Kế toán thực hành tổng hợp tại Việt Hưng

hoc-ke-toan-ban-hang

  • Giáo trình học kế toán tổng hợp thực hành phải được cập nhật liên tục theo đúng luật thuế và luật kế toán mới nhất
  • Nội dung giáo trình phải phòng phú, đa dạng: Có hình ảnh, văn bản, video, file đính kèm, bài kiểm tra …
  • Kiến thức phải chuyên sâu theo đúng nhu cầu học. Hầu hết các bạn đã từng học kế toán đều học cho có, khóa học xây dựng theo kiểu từ A – Z. Học xong không làm được việc.
  • Giáo viên phải là những người đang đi làm tại các doanh nghiệp thực tế mới có kiến thức và kinh nghiệm để truyền đạt và chia sẻ cho học viên.
  • Giáo viên phải yêu nghề và có khả năng sư phạm tốt

=> Phương pháp giảng dạy phong phú phù hợp với nhu cầu cầu ứng học viên

Kế toán Việt Hưng hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tự tin hơn với kế toán bán hàng. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...