Hạch toán tài khoản chi phí thuế TNDN 821 theo TT133

Đánh giá

Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu phương pháp hạch toán loại chi phí thuế TNDN 821 theo TT133 này qua bài viết dưới đây. Tài khoản 821 theo TT 133 dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm

Nguyên tắc kế toán chi phí 

  • Tài khoản 821 dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm. Từ đó làm căn cứ xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp.
  • Chi phí TTNDN là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
  • Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó,kế toán ghi nhận số TTNDN phải nộp thêm vào chi phí TTNDN. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TTNDN là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
  • Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố.
  • Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí TTNDN phát  sinh vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung của tài khoản 821: Chi phí thuế TNDN

Bên nợ

– Chi phí TTNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

– Số hoàn nhập tài sản TTNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước

– Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí TTNDN hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí TTNDN hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên có

– Ghi giảm chi phí TTNDN hoãn lại

– Ghi giảm chi phí TTNDN hoãn lại

– Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí TTNDN hoãn lại”  nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí TTNDN hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Phương pháp hạch toán 

Phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi tính thuế TNDN

Nợ TK 821 – Chi phí TTNDN

Có TK 3334 – TTNDN.

Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3334 – TTNDN

Có TK 111, 112

Cuối năm, khi xác định số TTNDN phải nộp của năm tài chính:

  • Nếu số TTNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số TTNDN tậm nộp hàng quý trong năm, thì ghi số chênh lệch:

Nợ TK 3334 – TTNDN

Có TK 821 – Chi phí TTNDN  (8211)

  • Nếu số TTNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí TTNDN (8211)

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thu nhập doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 – TTNDN

Có TK 111, 112

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí TTNDN hiện hành, ghi:

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211 – Chi phí TTNDN hiện hành

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí TTNDN hiện hành

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Trên đây là bài viết chia sẻ của kế toán Việt Hưng về thuế thu nhập doanh nghiệp và cách hạch toán loại chi phí này. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận