Điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 theo Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH

Đánh giá

Điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 | Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/12/2019 nêu rõ quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Bài viết ngày hôm nay kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu

điều chỉnh mức đóng bhxh 2020
[Mới] Điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 theo Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH

1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

+ Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm=Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng nămxMức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

NămTrước 19951995199619971998199920002001200220032004200520062007
Mức điều chỉnh4,854,123,893,773,503,353,413,423,293,192,962,732,542,35
Năm2008200920102011201220132014201520162017201820192020 
Mức điều chỉnh1,911,791,641,381,261,181,141,131,101,061,031,001,00 

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm=Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng nămxMức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2:

Năm2008200920102011201220132014
Mức điều chỉnh1,911,791,641,381,261,181,14
Năm201520162017201820192020 
Mức điều chỉnh1,131,101,061,031,001,00 

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP .

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Trên đây là bài viết về chủ đề điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 theo Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH .Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! Chúc các bạn thành công!

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận