Đâu là những hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán?

Đánh giá

Bạn đang học, làm việc trong ngành “kế toán”, vậy bạn đã biết những hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán chưa? Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với các bạn một số điều không được làm của kế toán theo Luật kế toán năm 2015.

hanh-vi-bi-nghiem-cam-trong-ke-toan

NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG KẾ TOÁN 

Điều 13, luật kế toán số 88/2015/QH13 chỉ ra rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán như sau:

1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.

2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán. Khoản này có thể bạn đã gặp ở đâu đó ngoài thực tế rồi.

VÍ DỤ

Bạn mua hàng của một nhà cung cấp trong cùng một ngày, nhưng lại mua 2 lần. Lần 1 tổng thanh toán 18 trđ, lần 2 tổng thanh toán 8trđ. Mỗi lần bạn đều thanh toán bằng tiền mặt và điều này sẽ không được chấp nhận khấu trừ VAT cũng như được tính là chi phí được trừ của trị giá hàng mua theo luật thuế. Bạn đã nhờ bên bán là sẽ chuyển khoản lại và nhờ họ rút ra trả lại bằng tiền mặt cho doanh nghiệp bạn. Nhưng vì lý do nào đó bên bán không chập nhận. Vì không ảnh hưởng đến hàng tồn kho cũng chưa kê khai thuế, nên bạn đã không ghi nhận hóa đơn 8tr. Chỉ để lại hóa đơn 18trđ và hạch toán thanh toán tiền mặt. Như vậy là các bạn đã vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán rồi.

4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.

5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.

7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán. Người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.

9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.

10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên. Hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán

11. Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.

12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.

13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.

14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.

Trên đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán, bạn có thể tham khảo thêm tại Luật kế toán số 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2017.

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán, nếu các bạn cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, trước khi bắt tay vào nghề, kế toán viên cần nắm chắc các điều cấm kỵ trên để tránh sai phạm luật. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ:  098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận