Nếu các bạn làm kế toán chắc hẳn đã rất nhiều lần nghe đến từ Công cụ dụng cụ. Vậy, công cụ dụng cụ là gì? Giá trị bao nhiêu thì được coi là công cụ dụng cụ. Trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp chắc chắn phải cần dùng đến các công cụ dụng cho quá trình hoạt động của mình. Những công cụ dụng cụ này khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cần tuân theo những quy định nào theo pháp luật? Chúng ra sẽ cùng làm rõ ngay sau đây.
1. Khái niệm công cụ dụng cụ là gì?
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện để xếp vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định. Thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 đồng không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ.
2. Đặc điểm của công cụ dụng là gì? Phân loại công cụ dụng cụ.
* Các đặc điểm của công cụ dụng cụ.
– Có giá trị dưới 30.000.000 đồng.
– Mang đầy đủ đặc điểm của tài sản cố định hữu hình. Như:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng.
+ Giữ được nguyên hình thái vật chất cho đến khi công cụ dụng cụ đó hỏng.
– Tùy vào tính chất và giá trị của công cụ dụng cụ mà khi đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh kế toán cần tiến hành phân bổ.
* Phân loại các nhóm công cụ dụng cụ.
Công cụ dụng cụ được phân loại như thế nào? Tùy vào từng đặc điểm, tác dụng quản lý mà công cụ dụng cụ được phân thành các loại khác nhau. Thông thường căn cứ để phân bổ công cụ dụng cụ dựa trên các tiêu chí sau:
+ Căn cứ vào phương pháp phân bổ.
+ Căn cứ vào nội dung công cụ, dụng cụ được hình thành.
+ Căn cứ vào công tác quản lý, công việc ghi chép của kế toán.
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng.
Cụ thể:
BẢNG DANH MỤC CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
3. Phân bổ công cụ dụng cụ như thế nào?
Các tài sản, tư liệu sản xuất về không dùng để bán mà dùng cho hoat động sản xuất, kinh doanh. Nếu không đủ là điều kiện cố định thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ.
Cách phân bổ công cụ dụng cụ được hướng dẫn tại Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, các tài sản là công cụ dụng cụ được phân bổ dần vào chi phí nhưng tối đa KHÔNG QUÁ 3 NĂM (36 tháng).
Đặc biệt chú ý: Nếu kế toán phân bổ quá khung trích khấu hao nêu trên thì phần khấu hao của số tháng vượt quá sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Chúng ta có 3 cách phân bổ công cụ dụng cụ. Đó là:
– Phân bổ 1 lần.
– Phân bổ 50% giá trị.
– Phân bổ nhiều lần (thời gian được phân bổ tối đa không quá 36 tháng).
Cụ thể các cách phân bổ công cụ dụng cụ như sau:
Thứ nhất: Phân bổ công cụ 1 lần.
– Đặc điểm của công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần là có giá trị nhỏ. Đồng thời có thời gian sử dụng không dài.
– Trường hợp phân bổ 1 lần kế toán sẽ hạch luôn tất cả giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí trong kỳ.
Thứ hai: Phân bổ công cụ dụng cụ 50% giá trị.
Cách phân bổ 50% có nghĩa là khi xuất công cụ dụng cụ kế toán sẽ phân bổ 50% (1 nửa) giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí trong kỳ. Trường hợp bộ phận sử dụng báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ nốt 50% giá trị công cụ dụng cụ còn lại.
Giá trị còn lại công cụ dụng cụ báo hỏng = Giá trị xuất dùng ban đầu/2 – Giá trị phế liệu liệu thu hồi (nếu có) – Tiền bồi thường (nếu có).
Thứ ba: Phân bổ công cụ dụng cụ nhiều lần (tối đa 36 tháng).
Các công cụ dụng cụ phân bổ theo phương pháp này thường có giá trị tương đối lớn, thời gian sử dụng dài.
Ví dụ: máy tính, máy chiếu, máy in…
Kế toán cần căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ để dự kiến mức phân bổ sao cho phù hợp. Bên cạnh đó kế toán cần lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng đã dự kiến.
Trên đây là tổng quan về công cụ dụng cụ. Các bạn cần nắm được khái niệm công cụ dụng cụ là gì? Các đặc điểm và cách phân loại các nhóm công cụ dụng cụ. Mức giá trị để đưa tài sản, tư liệu sản xuất ghi nhận là công cụ dụng cụ. Đặc biệt là cách phân bổ công cụ dụng cụ một cách hợp lý để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN