Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý

Hiện nay doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý như trước đây. Mà chỉ cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Vậy cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý như thế nào? Sau đây Kế Toán Việt Hưng xin được chia sẻ chi tiết.

 I. Căn cứ pháp lý cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.

 – Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

 – Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, hiệu lực từ ngày 15/11/2014.

Dựa vào các quy định trên chúng ta có cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý chi tiết dưới đây.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý

 II. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý mới nhất.

  1. Công thức tính Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo quý.

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH và CN) x Thuế suất thuế TNDN.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển.

 – Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác.

Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN được xác định theo các thông tư sau:

  • Điều 6 Thông tư 78/2015/TT-BTC.
  • Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
  • Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC.

 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay được áp dụng như sau:

   + Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị hành chính sự nghiệp có tổng doanh thu cả năm không quá 20 tỷ đồng. Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%.

   + Đối với hoạt động tìm kiếm, khai thác, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Mức thuế suất áp dụng từ 32% đến 50%.

   + Đối với các trường hợp còn lại không thuộc 2 trường hợp trên. (TRONG ĐÓ CÓ ĐỐI VỚI KHỐI DOANH NGHIỆP): 

  •    Mức thuế suất  từ ngày 01/01/2014 đến trước ngày 01/01/2016 là 22%.
  •    Mức thuế suất thuế từ ngày 01/01/2016 trở đi, các trường hợp áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 22% sẽ chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%.

 2. Kế toán căn cứ vào đâu để tính thuế thu nhập tạm tính theo quý?

 – Đối với các doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính theo quý: Kế toán căn cứ vào số thuế TNDN đã nộp của năm trước. Đồng thời căn cứ vào dự kiến kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm tính thuế. Đồng thời dựa vào số liệu thực tế của doanh thu, chi phí hàng tháng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.

Đối với doanh nghiệp phải lập BCTC theo quý: Kế toán căn cứ vào: BCTC quý của doanh nghiệp để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý.

 3.  Hồ sơ, thời hạn khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.

Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý:

 – Không cần nộp tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp giống như trước. 

 – Doanh nghiệp chỉ cần TỰ XÁC ĐỊNH và NỘP THUẾ thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. 

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý:

Doanh nghiệp nộp tiền thuế thu nhập tạm tính theo quý chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế người nộp thuế phải nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.

 

cach-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tam-tinh-theo-quy

III. Xử lý, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.

Việc tính toán số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý mang tính chất tự giác, tự nguyện của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà khi có sự chênh lệch lớn giữa tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý và số thực nộp cuối năm thì sẽ có khả năng bị phạt. 

Chúng ta cùng tìm hiểu các trường hợp xảy ra khi có sự chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý và cuối năm.

Trường hợp 1: Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý trong năm > thuế TNDN phải nộp cuối năm.

Đối với trường hợp này số thuế còn thừa sẽ được coi như là số thuế tạm nộp cho năm tiếp theo. Hoặc được hoàn thuế theo quy định.

Ví dụ: Năm 2019, tổng số thuế tạm nộp trong 4 quý là 240 triệu đồng.

Tuy nhiên đến cuối năm khi quyết toán thuế TNDN. Số thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp năm 2019 chỉ là 200 triệu đồng.

 >> Như vậy: Số tiền thuế TNDN nộp thừa 40 triệu đồng (240 triệu đồng – 200 triệu đồng) sẽ được khấu trừ vào thuế TNDN tạm tính quý 1 năm 2020. Hoặc được hoàn theo quy định.

Trường hợp 2:  Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý trong năm < Thuế TNDN phải nộp cuối năm.

Nếu: Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý trong năm < Thuế TNDN phải nộp từ 20% trở lên.

  – Thì sẽ phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên đó.

  – Ngày tính chậm nộp đối với khoản chênh lệch từ 20% trở lên: tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý IV (tức là ngày thứ 30 của quý tiếp theo) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ:

Năm tính thuế 2019, Công ty Việt Hưng đã tạm nộp thuế TNDN 170 triệu đồng. Nhưng khi quyết toán thuế TNDN cuối năm, số thuế TNDN phải nộp của năm 2019 là 270 triệu đồng. 

Ta có:

  – 20% của số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán là: 270 (triệu đồng) * 20% = 54 (triệu đồng).

  – Như vậy thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý của khoản chênh lệch từ 20% trở lên so với số thuế theo quyết toán cuối năm là:

270 (triệu đồng) – 170 (triệu đồng) – 54 (triệu đồng) = 46 (triệu đồng).

Vậy, Công ty Việt Hưng phải:

 – Nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 100 (triệu đồng)

 – Ngoài ra phải tính và nộp tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 46 triệu đồng) từ ngày 31/1/2020 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán.

 – Trường hợp hết thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 (vào ngày 30/3/2020) mà vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch 100 triệu đồng thuế TNDN nộp còn thiếu. Thì số thuế chênh lệch còn lại chưa tính nộp phạt là 54 (triệu đồng) sẽ bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2020) đến ngày thực nộp số thuế này.

Nếu: Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý < Thuế TNDN phải nộp cuối năm dưới 20%.

 – Doanh nghiệp sẽ bị tính chậm nộp từ thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế 2019, Công ty Việt Hưng đã tạm nộp thuế TNDN là 90 triệu đồng. Số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán cuối năm là 110 triệu đồng.

  – Thuế TNDN tạm nộp của các quý trong năm < thuế TNDN phải nộp cuối năm là: 20 triệu đồng.

  – 20% Thuế TNDN theo quyết toán là: 110 triệu đồng * 20% = 22 triệu đồng).

 >> Ta thấy Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý < 20% so với số thuế TNDN phải nộp cuối năm.

Dó đó Công ty Việt Hưng chỉ phải nộp số thuế còn thiếu sau quyết toán là 20 triệu đồng. Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch 20 triệu đồng còn thiếu. Thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

Vừa rồi Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ đến bạn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý theo quy định mới nhất. Hàng quý kế toán không phần làm tờ khai tạm tính thuế TNDND như trước. Nhưng căn cứ vào tinh hình sản xuất kinh doanh để tạm tính ra số thuế TNDN tạm nộp. Đồng thời cần cân đối để tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý đã nộp trong năm không cao hơn 20% số thuế TNDN tạm nộp để tránh trường hợp bị phạt nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phongnguyen
phongnguyen

Chào admin: Anh chị chia sẻ cho em kinh nghiệm tạm tính chính xác số thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý với a

Cao Thị Lam
Cao Thị Lam
Trả lời  phongnguyen

Chào bạn Phong: Kinh nghiệm khi làm tạm tính thuế TNDN là: Xác định đúng doanh thu, công việc tháng nào thì cần hoàn thành dứt điểm việc tập hợp chi phí và tính giá thành tháng đó, KC lãi lỗ từng quý, Thì bạn sẽ có 2 lợi ích
Thứ nhất: Bạn xác định khá chính xác thuế TNDN tạm tính
Thứ hai: Bạn hoàn thành được công việc hàng tháng tránh dồn số liều về cuối năm và không cân đối được

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...