Kế toán doanh nghiệp là gì? Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp cần phải biết

Xét về những khía cạnh mang đến sự phát triển thành công và vượt bậc của doanh nghiệp thì không thể nào bỏ qua một bộ phận kế toán giỏi cũng như dày dặn kinh nghiệm. Công việc của họ là thực hiện những nghiệp vụ kế toán cho công ty hay còn được gọi là kế toán doanh nghiệp. Với tỉ lệ công ty khởi nghiệp tăng vọt trong chỉ những tháng đầu năm 2021 cho thấy đây là một ngành học đang cần nhiều nhân sự và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Vì vây, kế toán đang là ngành học hot được nhiều bạn trẻ quan tâm đặc biệt là loại hình kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có nhiều khúc mắc chưa nhiều người thực sự hiểu về kế toán doanh nghiệp. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì? khi học về kế toán doanh nghiệp, chúng ta cần học những gì? Là một kế toán doanh nghiệp bạn cần xử lý những nghiệp vụ gì? Bạn nên cập nhật bổ sung liên tục những thông tin như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về ngành học này nhé! 

kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì? Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp cần phải biết

Kế toán doanh nghiệp là gì?

  • Bất kì công ty doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận kế toán phân tích các thông tin tài chính, nắm rõ tình hình thu chi rồi báo cáo lại cho lãnh đạo cấp cao nhằm đưa ra chiến lược phát triển tốt cho công ty.
  • Kế toán doanh nghiệp nói ngắn gọn là một bộ phận kế toán đặc biệt liên quan đến kế toán cho các công ty. Công việc là lập báo cáo quyết toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ,kiểm tra, xử lý, phân tích, giải thích, các kết quả tài chính của công ty và các sự kiện diễn ra, lập bảng cân đối kế toán hợp nhất ( Thu- Chi) cụ thể, chính xác. Kế toán doanh nghiệp được phân ra thành 2 mảng bộ phận nhỏ hơn đó là: kế toán thuế và kế toán nội bộ. Cụ thể:
  • kế toán nội bộ: Là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi một doanh nghiệp nào. Công việc của kế toán nội bộ là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu của ban lãnh đạo bằng văn bản báo cảo. Bản báo cáo này yêu cầu phải chính xác, rõ ràng trong các khoản thu, chi và tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng bởi đây là cơ sở để ban lãnh đạo các công ty dựa vào đó để rồi đề xuất các phương án phát triển hay giải quyết những vướng mắc đang gặp phải.
  • Kế toán thuế: là một bộ phận quan trong không kém kế toán nội bộ. Công việc của kế toán thuế là hệ thống các hồ sơ, thu thập thông tin, xử lý, kiểm tra và phân tích các thông tin của doanh nghiệp dưới dạng một báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan Thuế phụ trách doanh nghiệp hay ngân hàng nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

Người là kế toán cần trau dồi những kiến thức/kĩ năng gì cho công việc của mình ?

  • Đầu tiên không thể bỏ qua đó là một kế toán doanh nghiệp cần phải nằm lòng những chuẩn mực kế toán và những điều khoản, nghị định của luật kế toán. Đây là điều quyết định xem bạn đã có khả năng trở thành một kế toán hay chưa
  • Cần nắm rõ công việc chính của một kế toán viên:
  • Nắm rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp như tài sản, các khoản thu chi, lương bổng, những hoạt động vay vốn, lãi suất, thế chấp của công ty để kịp thời xử lý những vấn đề bất ngờ phát sinh liên quan đến chuyên môn của mình. Đồng thời các công văn chứng từ phải luôn chuẩn xác để tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • Công việc của kế toán cần Thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhằm nắm bắt được các biến động cũng như xu hướng phát triển của công ty hay những khó khăn đang gặp phải.
  • Ngoài ra một kế toán cần phải sắp xếp các tài liệu vào sổ kế toán một cách minh bạch và rõ ràng. Nghe thì đơn giản nhưng thật ra đây là một công việc quan trọng đòi hỏi một sự tập trung cao để tránh tối đa những sai sót dù là nhỏ nhất. Nhiều doanh nghiệp đã từng chịu mức phạt lên đến hàng tỉ đồng vì những sai sót nhỏ từ bộ phận kế toán.

Điều kiện/kĩ năng cần cho một kế toán doanh nghiệp

  • Kế toán là một ngành đặc thù, không phải chỉ cần vài tháng làm việc là có thể nắm rõ những điều cần thiết. Vì vậy, trước tiên doanh nghiệp sẽ đòi hỏi bạn phải là người được đào tạo chuyên ngành chính quy tại các trường đại học hay những trung tâm đào tạo uy tín. Bạn phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kế toán, khả năng phân tích số liệu, hiểu về các nghiệp vụ kế toán.
  • hàng ngày bạn phải đối mặt với những con số khô khan nhưng “biết nói”. Đôi khi có thể làm bạn hoa mắt nhưng hay rèn luyện cho mình một tinh thần thoải mái nhưng vẫn phải tập trung và tỉ mỉ để không xảy ra sai sót.
  • là người nắm giữ những thông tin quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy mà từng lời ăn tiếng nói của bạn cần phải cẩn trong để không làm lộ những thông tin mật của công ty.
  • Kỹ năng tiếng anh nằm ở mức có thể giao tiếp cũng là một điều quan trọng trong công việc đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau
  • Bạn cần trau dồi kĩ năng tin học cơ bản để phục vụ cho công việc của mình. Ngoài ra còn có những hệ phần mềm kế toán khác như Misa, Ultra, Fast

Những điều mà một kế toán viên bắt buộc phải biết

  • Giấy chứng nhận kinh doanh công ty: Đây là loại giấy giờ mà bạn nên quan tâm trong quá trình làm nghiệp vụ kế toán. Giấy chứng nhận kinh doanh sẽ cung cấp cho bạn biết lĩnh vực mà công ty đăng kí kinh doanh, người đại diện hợp pháp của công ty, địa chỉ mã số thuế. Nhưng thông tin này nên được kế toán ghi nhận lại để thuận lời trong quá trình làm việc.
  • Hệ thống và báo cáo sổ sách/báo cáo thuế: Bạn cần lưu tâm tới một số hồ sơ quan trọng của công ty: 
  • Báo cáo tài chính các năm
  • Sổ sách kế toán bao gồm sổ chi tiết, sổ kho, sổ tồng hợp, sổ kho, nhập xuất hàng tồn, tiền lương,…
  • Các hồ sơ chứng từ kế toán: Đây là điều mà kế toán viên BẮT BUỘC phải biết rõ:
  • Hóa đơn đầu vào đầu ra (bản gốc)
  • Hồ sơ, hợp đồng mua bán hàng hóa, giao dịch, hợp đồng lao động,…
  • Phiếu thu, chi, nhập, xuất hàng hóa,…
  • Các chứng từ của ngân hàng, các hợp đồng vay mượn, thế chấp, lãi suất,…
  • Một số loại thuế bắt buộc của doanh nghiệp: 
  • Thuế môn bài (nộp theo năm):  Đối với doanh nghiệp mới thành lập theo quy định phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay muộn nhất vào ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Loại thuế này được nộp tại kho bạc nhà nước. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động việc khai thuế môn bài được diễn ra muộn nhất vào ngày 30 tháng 1 của năm khai thuế 
  • Thuế giá trị gia tăng: (dành cho tổ chức kinh doanh kê khai theo phương pháp khấu trừ) 
  • bước 1: kê khai thuế: Hồ sơ bao gồm Hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng; Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ đã bán; bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào và hồ sơ. Bản báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. Hạn nộp cho bước này chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng
  • Bước 2: Nộp thuế GTGT: Trong quá trình kê khai thuế, nếu có phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp được yêu cầu phải nộp thuế đã tính vào ngân sách nhà nước. Thời hạn chậm nhất vào ngày 22 của tháng tiếp theo kì tính thuế.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp:   
  • Kê khai thuế: Hồ sơ kê khai thuế bao gồm tờ khai thuế tạm tính theo quý. Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý. Thời hạn nộp  chậm nhất là ngày tứ 30 của quý tiếp theo.
  • Nộp thuế TNDN: Doanh nghiệp được yêu cầu phải tự viết giấy nộp tiền theo mục lục ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất ngày 30 của quý kê khai. 
  • Quyết toán thuế TNDN: Mỗi năm, khi kết thúc năm tài chính tức 12 tháng, doanh nghiệp được yêu cầu phải nộp tờ khai tự quyết toán thuế TNDN. Tờ khai được nộp kèm với bản báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Khi thực hiện quyết toán theo số ,liệu báo cáo tài chính năm nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp quyết toán.
  • Biết viết BCTC năm: Hàng năm khi kết thúc năm tài chính (12 tháng) doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính năm rồi nộp về tại chi cục thuế quận (huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời hạn trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...