Đăng ký khóa học

Nhắn tin Facebook

Nhắn tin Zalo

0988.680.223

0912.929.959

Liên hệ

Cách tính lương tăng ca đối với người lao động

Đánh giá

Cách tính lương tăng ca đối với người lao động như thế nào? Quy định cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lao động theo thời gian. Cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương theo sản phẩm. Các vấn đề cần lưu ý trong tính tiền lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật lao động.

1. Cách tính lương tăng ca làm thêm giờ 

Cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định tại Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14. Được bổ sung bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

a) Cách tiền lương tăng ca đối với lao động theo thời gian

Tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được xác định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Theo đó xác định các mức ít nhất:

150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường

200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần (ví dụ: thứ 7, chủ nhật)

300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày (ví dụ như các ngày 2/9/ 10/3, 20/4, 1/5 …)

Trong đó:

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

=

Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà NLĐ làm thêm giờ (*) / Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày NLĐ làm thêm giờ (**)

 (*) Tiền lương giờ thực trả không bao gồm:

– Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động

– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến

– Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp

– Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

(**) Không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm.

b) Cách tính tiền lương tăng ca đối với lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được xác định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Tiền lương làm thêm giờ được trả khi chủ doanh nghiệp và nhân viên thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường. Để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận.

Xác định ít các mức ít nhất 150%, 200% hoặc 300% như mục 1.1

2. Cách tính lương tăng ca làm thêm giờ vào ban đêm

a) Cách tiền lương tăng ca ban đêm đối với lao động theo thời gian

Tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được xác định như sau:

cách tính tiền lương tăng ca

Theo đó, tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường xác định các mức ít nhất:

100% đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm) của ngày làm việc bình thường

150% đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm) của ngày làm việc bình thường

200% đối với trường hợp người lao động có làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần

300% đối với trường hợp người lao động có làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

b) Cách tiền lương tăng ca ban đêm đối với lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được xác định như sau:

bang-tinh-luong-lam-them-gio

Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như mục 2.1

3. Bảng thanh toán tiền lương mới nhất

Bố cục hoàn chỉnh bảng thanh toán tiền lương tăng ca thêm giờ gồm:

(1) Tên đơn vị hoạt động

(2) Tên bảng: Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

(3) Mẫu bảng: 1 Textbox (Insert/Textbox) -> tránh ảnh hưởng tới các ô trong Sheet

(4) Thời gian lập bảng lương

(5) Nội dung bảng lương: họ tên nhân viên, hệ số lương, mức lương, làm thêm ngày làm việc, làm thêm ngày thứ bảy – CN, làm thêm ngày lễ tết, làm thêm buổi đêm,…

(6) Tổng số tiền lương ghi bằng chữ

(7) Ký tên trên bảng lương

tinh-luong-ngoai-gio
Mẫu bảng thanh toán lương tăng ca làm thêm giờ

TẢI VỀ | Mẫu bảng thanh toán tiền lương Excel theo Thông tư 133 & Thông tư 200

4. Tối đa 200 giờ đến 300 giờ/năm là quy định giờ tăng ca tối đa trường hợp nào?

Tại Điều 61 Nghị định 145/2020 căn cứ các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động về cách tính lương tăng ca:

– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản

– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước

– Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời

– Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất

– Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động

– Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp

– Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần

Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành Văn bản thoả thuận làm thêm: Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV

Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV

5. Tiền lương làm ngoài giờ có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định tại Khoản i Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

“Điều 3: Các khoản thu nhập được miễn thuế.

……………

“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động…”

Như vậy, nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, làm thêm giờ vào ban đêm mà được trả mức lương cao hơn so với tiền lương làm việc vào giờ làm việc bình thường, thì phần thu nhập trả cao hơn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ:

 Bà M có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định 35.000 đồng/giờ.

– Nếu Bà M làm thêm và được trả 45.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế. Như sau: 

45.000 đồng/giờ – 35.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lương tăng ca làm thêm giờ ngày lễ tết. Cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương theo thời gian, hưởng lương theo sản phẩm. Các chứng từ thanh toán tiền lương làm thêm giờ. Các bạn cần nắm rõ cách tính để hàng tháng tính lương cho nhân viên theo đúng quy định. Mọi thắc mắc vui lòng để lại trong CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để nhận giải đáp nhanh nhất!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest


0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận