06 Bước tính giá thành trong kế toán nhà hàng PP giản đơn liên tục

Đánh giá

Cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng | Phương pháp trực tiếp (hay còn gọi phương pháp giản đơn) là hình thức tính phù hợp cho những doanh nghiệp có có số lượng mặt hàng ít, quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Bài viết dưới đây cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu cách tính giá thành trong kế toán theo phương pháp giàn đơn.

1. Đối tượng áp dụng cách tính giá trong kế toán nhà hàng theo PP sản xuất giản đơn liên tục

– Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

– Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Với phương pháp này, phân chia thành 2 trường hợp như sau: lop hoc ke toan

Trường hợp 1: Nếu không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định.

Với trường hợp này, tổng chi phí được tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng đúng bằng giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ kết thúc trong kỳ.

Công thức:

Tổng giá thành  =  Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trong đó,

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 12
Cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng

Trường hợp 2: Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định

Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần đánh giá lại theo phương pháp phù hợp.

Giá thành  =  Z1  +  Z2  +  …  +  Zn

3. Các chi phí phát sinh khi kinh doanh dịch vụ nhà hàng

Nhà hàng hoạt động  mang đồng thời 2 tính chất: vừa dịch vụ, vừa sản xuất.  Có 2 loại chính về kinh doanh nhà hàng là: hàng hóa là nguyên liệu tươi sống được mua về rồi bán trực tiếp cho khách hàng và hàng tự chế biến rồi bán ra (đồ ăn, đồ uống, rượu, bia,…).

Giá bán các món ăn, thức uống trong nhà hàng được ghi trên menu hoặc thỏa thuận (tiệc cưới, sinh nhật). Giá cả này thay đổi theo mùa phụ thuộc vào mặt bằng chung trên thị trường. vì thế, các nhà hàng cần tính toán giá thành sao cho phù hợp, dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu chế biến do đầu bếp cung cấp, cũng như giá cả đầu vào nguyên vật liệu để tối ưu lợi nhuận cho nhà hàng của mình.

Trong quá trình vận hành nhà hàng có các chi phí sau:

Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như chi phí thực phẩm, gia vị chế biến, phụ liệu,…

Thứ hai, chi phí tiền lương, nhân công: ttiền lương chi trả cho đầu bếp và bếp trưởng, nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn – nước uống, nhân viên sơ chế và nhân viên phục vụ. 

Thứ ba, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhiên liệu, dụng cụ được sử dụng trong quá trình chế biến món ăn.

Thứ tư, chi phí điện, nước dùng trong chế biến.

Thứ năm, chi phí vệ sinh và các chi phí phát sinh khác. 

Thứ sáu, chi phí quản lý, điều hành nhà hàng: gồm toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng (chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính,…)

Tài khoản kế toán

Các tài khoản chủ yếu sau:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

TK 627: Chi phí sản xuất chung.

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (sử dụng nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên).

TK 631: Giá thành sản xuất (sử dụng nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ).

Kinh doanh nhà hàng có 2 loại hình cụ thể:

Nhà hàng thực hiện theo đơn đặt hàng (nhà hàng tiệc cưới, tiệc sinh nhật…): kế toán tính giá thành theo đơn đặt hàng và thỏa thuận. 

Nhà hàng đặc sản: kế toán tính giá thành theo món ăn.

Đối với bộ phận nhà bếp (kho)

Tại bộ phận này, việc tính giá thành dựa trên 2 quy trình: kiểm soát số lượng và kiểm soát chất lượng. 

Kiểm soát số lượng:

Bếp trưởng xây dựng định mức tiêu hao cho từng món ăn theo công thức chế biến. Từ đó, xác định mức tiêu thị dự tính hàng ngày (kể cả đơn đặt hàng mới). Sau đó lập “Bảng kê đề nghị mua hàng” cho nhân viên thu mua. Hàng mua về phải có hóa đơn đầy đủ, trong trường hợp không có hóa đơn, phải có bảng kê thay thế theo quy định. Kế toán căn cứ vào chứng từ mua vào này để ghi vào sổ tổng hợp (giống như kế toán chi tiết hàng tồn kho). 

Kiểm soát giá cả:

Giá hàng mua về phải kiểm tra định kỳ và đối chiếu với giá trên thị trường. Nếu hàng mua về có giá biến động mạnh, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời (tăng giá bán, đổi nhà cung cấp, tìm sản phẩm thay thế,…).

Đối với bộ phận chế biến

Bếp trưởng lập công thức chế biến sản phẩm và định lượng giá gốc cho từng món ăn. Nên phối hợp chặt chẽ với bên thu mua để biết giá cả để trong trường hợp giá tăng đột biến còn cấp báo quản lý, nhằm đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

Kế toán nhà hàng tiệc cưới

Đối với các nhà hàng chuyên phục vụ tiệc cưới, tiệc sinh nhật,…nhu cầu đặt hàng có thể tăng cao vào những mùa cao điểm trong năm. Do đó, để tính giá thành thực tế, kế toán cần xem xét từng khoản mục chi phí như sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): Nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào đơn hàng. Nếu có nhiều đơn đặt hàng trong cùng một thời điểm, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung có chi phí phát sinh chung liên quan đến các đơn hàng để cuối kỳ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức thích hợp (Phân bổ theo chi phí trực tiếp hoặc theo doanh thu,…).

Kế toán tập hợp các chi phí riêng, trực tiếp cho từng đơn hàng: Nợ 154 – Chi phí sản xuất dở dang; Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Có 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; Có 627 – Chi phí sản xuất chung (chi phí phục vụ, chi phí sân khấu, trang trí,…).

Các chi phí chung cho nhiều đơn hàng thường phát sinh ở TK 622, 627. Vào cuối kỳ, các khoản này được phân bổ vào từng đơn đặt hàng để tính giá thành thực tế mỗi đơn. 

Dựa theo nguyên tắc trên, kế toán tính được giá thành thực tế cho từng tiệc cưới theo đơn đặt hàng trình bày ở trên. 

4. Cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng trên phần mềm Misa 

Cuối kỳ của công ty về nhà hàng không có số dư cuối kỳ thành phẩm. Nếu có số cuối kỳ là do kế toán lập lệnh sản xuất, phiếu xuất kho nguyên vật liệu bị thừa so với số lượng xuất bán ra.

Vào phân hệ giá thành =>> Sản xuất liên tục giản đơn =>> Chọn bước 1, bước hai ở góc trên bên trái

BƯỚC 1: Truy cập vào phân hệ Giá thành → chọn “Sản xuất liên tục – giản đơn” thực hiện lần lượt theo các bước 1,2,3,4 góc bên trái

Tại mục 1. Xác định kỳ tính giá thành

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 1
Vào phân hệ “Giá thành” chọn PP “Sản xuất liên tục – giản đơn”

BƯỚC 2: Hiển thị bảng biểu Kỳ tính giá thành tiến hành chọn “Kỳ”. Nhấn“Cất”hoàn thành

VD: Chọn kỳ tính giá thành theo Quý 1 (gõ số 1) màn hình sẽ hiển thị để chọn lựa

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 2
Chọn Kỳ tính giá thành trong kế toán nhà hàng

LƯU Ý: Trường hợp tránh bị thiếu dữ liệu khi cần tập hợp chi phí nhấn ô “Chọn” góc trái ngay trong bảng kỳ tính giá thành sẽ cho hiển thị thành phẩm bị thiếu ta tích dấu chọn -> tiếp tục chọn “Đồng ý” là lúc này dữ liệu đã được cập nhật đầy đủ 

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 4
Chọn bổ sung dữ liệu còn thiếu

BƯỚC 3: Chuyển sang Mục 2 ” Tính giá thành”

  • Đối với mảng nhà hàng chế biến món ăn thì tiêu thức phân bổ chính “Nguyên vật liệu trực tiếp” 

  • Chọn ô “…” để kiểm tra đối tượng cần tập hợp chi phí cần phân bổ (trường hợp không phân bổ cho món ăn nào thực hiện “bỏ” tích chọn). Chọn “Đồng ý” hoàn thành. 

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 6
Xác định chi phí phân bổ
cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 7
Chọn đối tượng cần tập hợp chi phí cần phân bổ
  • Cuối cùng chọn ô “Phân bổ” góc phải màn hình thực hiện hoàn thành lúc này hệ thống phần mềm sẽ tự động phân bổ 
cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 8
Kết quả phân bổ trong kỳ tính giá thành

BƯỚC 4: Phía dưới góc phải chọn mũi tên “Tiếp theo”. Trường hợp có phát sinh dở dang nhập dữ liệu vào mục “SL dở dang cuối kỳ” → chọn “Tính chi phí dở dang” phần mềm sẽ tự động phân bổ

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 9
Đánh giá dở dạng

BƯỚC 5: Phía dưới góc phải chọn ô “Tính giá thành” chọn “Cập nhật giá nhập kho” góc trái dưới màn hình Hiển thị bảng biểu nhỏ chọn “OK”.

Tiếp tục ngay bên cạnh chọn ô “Cập nhật giá xuất kho” góc trái dưới màn hình → Hiển thị bảng biểu nhỏ chọn “OK” (thực hiện 02 bước cập nhật song song).

→ Chọn nhấn “Cất” để hoàn thành.

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 10
Cập nhật giá nhập kho

BƯỚC 6: Quay trở lại mục phân hệ “Sản xuất liên tục – Giản đơn” chọn “Lấy dữ liệu” lúc này sẽ hiển thị kỳ tính giá thành

cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng 11
Hoàn thành kỳ tính giá thành

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán nhà hàng cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Qua bài viết chia sẻ trên Kế Toán Việt Hưng hi vọng bạn đọc đã hiểu được rõ hơn về cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng PP giản đơn liên tục. Hi vọng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận