Kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng ăn uống dành cho người mới

Đánh giá

Làm kế toán nhà hàng ăn uống là công việc mà các bạn sinh viên ra trường sẽ lựa chọn làm để trau dồi kỹ năng nghiệp vụ. Không chỉ đòi hỏi người kế toán phải tỉ mỉ, thận trọng mà công việc kế toán nhà hàng yêu cầu người làm luôn theo dõi sát sao mọi hoạt động thu chi, điều phối nhanh nhạy. Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ bạn đọc kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng ăn uống.

1. Công việc của kế toán nhà hàng ăn uống

Theo dõi hàng hóa xuất nhập 

  • Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
  • Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của Công ty.
  • Hàng ngày nhập các chứng từ vào phần mềm .
  • Có kế hoạch đôn đốc các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn để phục vụ cho việc lập kế hoạch và lên các báo cáo.
  • Tổ chức lưu trữ các chứng từ xuất/nhập (làm kế toán nhà hàng ăn uống)
  • Báo cáo kịp thời khi phát hiện các sai phạm trong quá trình xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

Kiểm soát giá cả hàng mua vào

  • Thu thập báo giá của nhà cung cấp.
  • Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
  • Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.
  • Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng mua ngoài (làm kế toán nhà hàng ăn uống)

Quản lý định mức hàng tồn kho/ đặt hàng

  • Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định của Nhà hàng.
  • Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định.
  • Báo cáo và có hướng xử lý với Trưởng bộ phận về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng, hoặc có những  biến động đột xuất

Kiểm soát định mức hàng tồn kho/ xuất nhập tồn

  • Định kỳ kiểm tra số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
  • Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
  • Những mặt hàng tươi sống cần có kế hoạch tồn kho,  mua hàng phù hợp

Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu

  • Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng món
  • Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay thế
  • Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu với từng nhóm khác, hoặc từng thời gian
  • Kiểm tra việc tiêu hao vật tư từ bếp, bar… hoặc từ món ăn của khách
  • Từ nguyên liệu tiêu hao và món từ bar, bếp… báo lên để tính doanh thu trong ngày (làm kế toán nhà hàng ăn uống)

Thanh toán, doanh thu

  • Kiểm tra thanh toán ngay
  • Quản lý thanh toán chậm
  • Từ thông báo thanh toán để quy ngược lại món ăn, vật tư tiêu hao, doanh thu
  • Xuất hóa đơn trong ngày

Một trong những công việc hàng ngày của nhân viên kế toán nhà hàng là xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập hàng từ các bộ phận kho, mua hàng. Tùy thuộc vào hóa đơn đầu vào – chứng từ nhập hay hóa đơn đầu ra – chứng từ xuất mà nhân viên kế toán phải xử lý khác nhau.

a. Với trường hợp hoá đơn đầu ra làm kế toán nhà hàng ăn uống

Cũng như hóa đơn đầu vào, nhân viên kế toán cũng cần căn cứ vào nội dung của từng loại hóa đơn đầu ra để hạch toán phù hợp với doanh thu:
– HĐ xuất kho nguyên vật liệu: Hạch toán nợ TK 154, Nợ TK 621 – Có TK 152.
– HĐ chi trả lương nhân viên: Hạch toán nợ TK 154, Nợ TK 622 – Có TK 134.
– HĐ chi phí phân bổ công cụ dụng cụ: Hạch toán Nợ TK 154, Nợ TK 6273 – Có TK 142, 242.
– HĐ chi phí khấu hao tài sản cố định: Hạch toán Nợ TK 154, Nợ TK 6274 – Có TK 214.
– HĐ nhập kho thành phẩm (món ăn): Hạch toán Nợ TK 155 – Có TK 154 (làm kế toán nhà hàng ăn uống)
– HĐ xuất kho thành phẩm:
Giá vốn: Nợ TK 155 – Có TK 154
Doanh thu: Nợ TK 111, 131 – Có TK 5112, Có TK 3331

b. Với trường hợp hoá đơn đầu vào làm kế toán nhà hàng ăn uống

Nhân viên kế toán cần phân biệt và phân loại rõ nội dung của từng loại hóa đơn khác nhau để thực hiện việc xử lý, hạch toán cho đúng đối tượng:

– HĐ nguyên vật liệu của nhà hàng: rau củ, thịt, cá, trứng, gia vị…. hạch toán Nợ TK 152, Nợ TK 1331 – Có TK 111, 112, 331.

– HĐ là các loại công cụ dụng cụ: tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện… hạch toán Nợ TK 142 (nếu việc phân bổ công cụ dụng cụ nhỏ hơn 12 tháng), Nợ TK 242 (lớn hơn 12 tháng), Nợ TK 1331 – Có TK 111, 112, 331. Sau đó mỗi tháng thực hiện việc phân bổ dần chi phí công cụ dụng cụ của bộ phận bếp vào chi phí món ăn dưới dạng nguyên vật liệu trực tiếp.

– HĐ là tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, hạch toán Nợ TK 211, Nợ TK 1332 – Có TK 331. Sau đó hàng tháng thực hiện việc trích khấu hao chi phí tài sản cố định vào phần chi phí.

– HĐ chi phí gas, nhân viên kế toán nên tính vào chi phí chế biến món ăn, hạch toán Nợ TK 154, Nợ TK 6277, Nợ TK 133 – Có TK 111, 112, 331.

– Loại HĐ mua hàng tại siêu thị, nhân viên nên căn cứ vào bảng kê chi tiết để hạch toán hóa đơn đầu vào theo từng loại cho chính xác (làm kế toán nhà hàng ăn uống)

2. Kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng ăn uống

  • Cần biết cách cân đối chi phí phù hợp để hoàn thành báo cáo tài chính cuối năm…
  • Cần cẩn thận – tỉ mỉ trong công việc định mức nguyên vật liệu (đối với nhà hàng có nhiều món ăn)  
  • Cần phân bổ chung các khoản chi phí gas, điện, nước
  • Cần xây dựng bảng lương nhân viên theo ca để dễ quản lý hơn
  • Cần phải xác định được nhà hàng cung cấp những món ăn, dịch vụ gì để xây dựng định mức nguyên vật liệu và xác định giá thành của từng món ăn, dịch vụ
  • Cần phải hiểu rõ quy trình hạch toán. Cách lập các bảng kê chi tiết; lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (làm kế toán nhà hàng ăn uống)

Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ bạn đọc các đầu mục công việc và kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng ăn uống dành cho người mới. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn thành công.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận