Báo cáo tài chính là gì? Cách làm báo cáo tài chính doanh nghiệp? – Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Bởi thế, nếu không hiểu rõ về báo cáo tài chính và không biết cách làm báo cáo tài chính thì sẽ đưa ra những thông tin không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng, dẫn đến những quyết định kinh tế sai lệch, kém hữu ích
Hiểu được điều đó, Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo tài chính doanh nghiệp, để các bạn đọc thực sự hiểu được bản chất của báo cáo tài chính là gì?
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.
2. Báo cáo tài chính gồm những gì?
Một bộ báo cáo tài chính năm gồm:
– Bảng cân đối kế toán: là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó cho biết bạn đang ở đâu tại một thời điểm nhất định ,đang khỏe hay yếu. Thể hiện mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là bản báo cáo cho biết công ty bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí và thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu từ đó biết được lãi hay lỗ như thế nào.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cho ta biết vòng quay luân chuyển của vốn; khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp là nhanh hay chậm
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
3. Cách làm báo cáo tài chính doanh nghiệp
Nguyên tắc chung của lập báo cáo tài chính ta nên dựa vào ý nghĩa, bản chất của từng báo cáo từ đó suy ra cách lên báo cáo tài chính nhanh nhất. Hiểu được từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để lấy được số liệu chính xác.
Căn cứ lập Báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính kỳ trước (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.
3.1 Bảng cân đối kế toán
Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ. Cụ thể :
– Đối với cột “đầu năm”. Căn cứ số liệu cột “cuối kỳ” của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi.
– Cột cuối kỳ : là số dư cuối kỳ trên sổ cái, sổ tổng hợp của từng tài khoản. những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.
Lưu ý: Khi lập bảng cân đối kế toán phải kiểm tra mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua công thức sau.
Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn
Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính
Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu
=>Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị.
3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh.
– “Số năm nay” trên báo cáo họat động kinh doanh của năm trước để đưa vào “Số năm trước”
– Số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
– Cột (3) “Thuyết minh”: số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm
– Cột (5) “Năm trước”: số liệu ghi ở cột 4 “năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố
– Các chỉ tiêu ghi cột (4) “năm nay” :
3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Số năm trước là lấy số liệu trên dòng tiền lưu chuyển của năm N -1 căn cứ trên báo cáo tài chính năm N -1: Năm trước
– Số năm năm nay là lấy số liệu trên dòng tiền lưu chuyển của năm N căn cứ báo cáo tài chính năm N: Năm nay.
– Nếu thu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi số dương.
– Nếu chi tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi số âm.
Mỗi một chỉ tiêu phản ánh các tài khoản đối ứng của việc thu tiền và chi tiền trong năm tài chính cũ, lấy các đối ứng cộng lại rồi đánh lên HTKK khi làm lưu chuyển tiền tệ cụ thể:
3.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo
– Căn cứ vào sổ sách kế toán tổng hợp
– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
– Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước
– Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.
– Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
– Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC (Các thông tin trọng yếu);
– Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trên đây, Kế Toán Việt Hưng đã hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo tài chính doanh nghiệp. Để làm báo cáo tài chính nhanh và chính xác các bạn nên tham gia khóa học làm báo cáo tài chính chuyên sâu của Kế Toán Việt Hưng để nâng cao kinh nghiệm thực tế nhanh nhất. Chúc các bạn thành công!