Chi tiết các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ (tiếp theo)

Đánh giá

Kế toán thương mại dịch vụ (tiếp theo) – Để tổ chức công tác quản lý, một trong số các nội dung quan trọng doanh nghiệp (DN) cần thực hiện là tổ chức công tác tốt nghiệp vụ kế toán. Tổ chức tốt công tác kế toán giúp cung cấp thông tin kế toán hữu ích phục vụ quản lý DN. Việc tổ chức công tác này trong các DN không hoàn toàn giống nhau do chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô,… của các đơn vị khác nhau. Tại các DN thương mại, với những đặc thù riêng của ngành, việc tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán cũng có những đặc trưng riêng.

kế toán thương mại dịch vụ
Chi tiết các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ

1. Nghiệp vụ mua hàng hoá kế toán thương mại dịch vụ

1.1 Đặc điểm 

Chức năng chủ yếu của DN thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng. Để thực hiện chức năng đó, hoạt động của DN thương mại được tổ chức theo 3 quá trình: mua hàng hoá – dự trữ hàng hoá – bán hàng hoá. Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của hoạt động kinh doanh thương mại, là quá trình vận động; của tài sản DN từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng. Hàng hoá mua vào là số tài sản DN mua với mục đích để bán ra. Nghiệp vụ mua hàng hoá trong DN thương mại có một sổ đặc điểm:

– Về phương thức mua hàng: DN thương mại có thể mua hàng hoá từ các DN trong nước (DN sản xuất, DN thương mại khác), thị trường tự do hoặc nhập khẩu của các DN nước ngoài theo 2 phưong thức: mua hàng trực tiếp và chuyển hàng. Theo phương thức mua hàng trực tiếp, căn cứ vào họp đồng kinh lế đã ký kết, DN cử cán bộ nghiệp vụ đến mua hàng ở bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về DN bằng phương tiện vận chuyển của DN hoặc thuê ngoài. Tiền mua hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt ứng mua hàng hoặc thanh toán qua ngân hàng tuỳ thuộc vào hợp đồng mua hàng. Theo phương thức chuyển hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, bên bán định kỳ chuyển hàng cho DN bằng phương tiện vận tải của bên bán hoặc thuê ngoài để giao hàng cho DN tại địa điểm quy định trong hợp đồng. Chi phí vận chuyển bên nào phải trả tuỳ thuộc vào điều kiện quy định trong hợp đồng.

 – Về thời điểm xác định hàng mua: Thời điếm hàng mua được xác định là tài sản của DN là thời điếm đơn vị đã nhận được quyền sở hữu hoặc chịu trách nhiệm gần như toàn bộ đối với hàng mua và đã trả tiền hoặc có nghĩa vụ phải thu tiền cho bên bán.

– Về đánh giá hàng mua: Mang hoá mua vào được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc được quy định trong VAS 02 – Hàng tồn kho. Giá gốc của hàng hoá muí vào bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

Đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp; khấu trừ, giá trị hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh’ doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được phản ánh” theo giá mua chưa thuế.

Đối với DN nộp thuế (GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp phúc lợi, dự án, giá trị hàng hoá mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).

Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hoá thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Trường hợp hàng hoá mua về có bao bì đi cùng hàng hoá tính giá riêng thì giá trị bao bì phải được xác định và theo dõi riêng.

– Vè phương thức thanh toán tiền hàng:

Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán, bên bán có thể nhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vảo sự tín nhiệm, thoả thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Hiện nay các DN thương mại thường áp dụnu các phương thức thanh toán tiền hàng sau:

+ Phương thức thanh toán trực tiếp là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hoá bị chuyền giao. I hanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng hảng hoá (nếu mua theo phương thức hàng đổi hàng), ở phương thức này. DN thanh toán tiền hàng ngay sau khi mua hàng.

+ Phương thức thanh toán chậm trả là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyến giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát về hàng hoá, do đó hình thành khoản công nợ phải trả người cung cấp.

1.2 Nhiệm vụ

Ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng về số lượng, chất lượng, kết cấu, giá cả.

Xác định đúng đắn giá gốc và thời điểm ghi nhận hàng mua.

Kiếm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo tìm nguồn hàng, từng nhà cung cấp, từng hợp đồng hoặc từng đơn hàng và tình hình thanh toán tiền hàng, với các nhà cung cấp.

Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình mua hàng phục vụ cho lãnh đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của DN.

kế toán thương mại dịch vụ

2. Nghiệp vụ bán hàng kế toán thương mại dịch vụ

2.1 Đặc điểm

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một DN thương mại, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hay quyền kiểm soát về hàng hoá từ người bán sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua.

 Về mặt kinh tế, bán hàng là sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hoá. Hàng hoá của DN chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ – DN kết thúc một chu kỳ kinh doanh – vòng chu chuyển vốn được hoàn thành.

Về mặt tổ chức kỹ thuật, bán hàng là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến thực hiện trao đổi mua, bán hàng hoá thông qua các khâu nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật, các hành vi mua, bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của DN thương mại. Đồng thời, bán hàng thể hiện khả năng và trình độ của DN trong việc thực hiện mục tiêu của mình, cũng như đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.

2.2 Các phương thức bán hàng

Phương thức bán buôn hàng hoá: là bán hàng cho các đơn vị thương mại, các DN sản xuất,… để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra.

Phương thức bán lẻ hàng hoá: là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.

Phương thức bán hàng đại lý: là phương thức bán hàng mà trong đó DN thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho DN thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các DN thươmg mại, khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành.

Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm: là phương thức bán hàng mà DN thương mại dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ. DN thương mại được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Khi DN thương mại giao hàng cho người mua, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Tuy nhiên, khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chi được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán.

2.3 Yêu cầu quản lý kế toán thương mại dịch vụ

Trong quá trình bán hàng, tài sản của DN chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Do đó, để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các DN thương mại cần phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng, cụ thể quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

– Quản lý về doanh thu bán hàng hoá, đây là cơ sở quan trọng để xác định nghĩa vụ của DN đối với Nhà nước, đồng thời là cơ sở để xác định chính xác kết quả kinh doanh của DN thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, quản lý doanh thu bao gồm:

+ Quản lý doanh thu thực tế: Doanh thu thực tế là doanh thu được tính theo giá bán hàng trên hoá đơn hoặc trên hợp đồng bán hàng.

+ Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quá trình bán hàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khởi doanh thu thực tế. Các khoản giảm trừ khỏi doanh thu bao gồm:

* Khoản giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

* Khoản giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụi nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

* Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng, với khối lượng lớn.

+ Doanh thu thuần là doanh thu thực tế về bán hàng của DN trong kế toán, là cơ sở để xác định kết quả bán hàng.

 – Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu ở người mua. Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hành để kịp thời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh (kế toán thương mại dịch vụ)

– Quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ, cơ sở để xác định chính xác kết quả bán hàng của DN.

2.4 Nhiệm vụ 

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của một DN thương mại, nó có vai trò vô cùng quan trọng đổi với sự tồn tại và phát triển của DN. Vì vậy, để quản lý tốt nghiệp vụ này, kế toán nghiệp vụ bán hàng cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời tình hình bán hàng của DN cả về số lượng và trị giá theo từng mặt hàng, nhóm hàng.

– Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu ở người mua.

– Tính toán chính xác giá vốn của hàng hoá tiêu thụ, từ đó xác định chính xác kết quả bán hàng.

– Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, trên cơ sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh, giúp cho Ban Giám đốc nắm được thực trạng, tình hình tiêu thụ hàng hoá của DN mình và kịp thời có nhĩmc chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả của DN (kế toán thương mại dịch vụ)

(HẾT)

> THAM KHẢO: Khóa học kế toán tổng hợp Thương Mại Dịch Vụ

Bài viết chia sẻ Kế toán Việt Hưng về các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ (tiếp nối phần 1) mong rằng mang lại thông tin chi tiết cho quý bạn tham khảo.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận