Chi phí chi trả trước là gì ? Quy định về tài khoản chi phí trả trước cần phải biết

Đánh giá

Chi phí trả trước được quy định như thế nào? Tại sao lại phải dùng đến tài khoản chi phí trả trước. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc kế toán  chi phí trả trước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

chi phí trả trước là gì
Chi phí chi trả trước là gì ? Quy định về tài khoản chi phí trả trước cần phải biết

 1. Khái niệm chi phí trả trước

Chi phí trả trước là một khoản chi phí đã phát sinh; mà công ty phải bỏ ra để mua một CCDC hay một số tài sản khác; có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ của công ty; nhưng chưa được tính hết vào chi phí sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp. 

 2. Quy định về tài khoản chi phí trả trước

 * TRƯỚC ĐÂY: khi quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC còn hiệu lực, CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC được phân loại thành:

Chi phí trả trước ngắn hạn: TK 142.

Chi phí trả trước dài hạn: TK 242.

 * TUY NHIÊN: Khi Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực. Đã bãi bỏ tài khoản 142 – “Chi phí trả trước ngắn hạn” theo quy định trước đây. Thay vào đó, chỉ còn giữ lại TK 242 – “Chi phí trả trước” dùng chung cho cả chi phí ngắn hạn và dài hạn.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sẽ mở tài khoản cấp 2 đối với TK 242 để phân loại từ đầu các chi phí ngắn hạn và dài hạn riêng rẽ.

Ví dụ:

– TK chi tiết 242(1): Chi phí trả trước (ngắn hạn).

– TK chi tiết 242(2): Chi phí trả trước (dài hạn).

 3. Chi phí trả trước bao gồm những gì?

Nội dung các khoản chi phí trả trước theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/20014/TT-BTC. Như sau:

NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚCTheo Thông tư 133/2016/TT-BTCTheo Thông tư 200/2014/TT-BTC
 – Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.XX
 – Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động có giá trị lớn được phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành.XX
 – Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán.XX
 – Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.XX
 – Lãi tiền vay trả trước cho nhiều kỳ kế toán.XX
 – Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành.XX
 – Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu được phân bổ dần theo quy định của pháp luật hiện hành.XX
 – Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.XX
 – Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính. X
 – Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động. X

Kết cấu tài khoản, cách tính phân bổ và mở tài khoản chi tiết đối với chi phí trả trước.

 – Kết cấu TK 242 – “Chi phí trả trước” :

Kết cấu tài khoản chi phí trả trước

 

 – Kế toán căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Ngoài ra cần theo dõi chi tiết các khoản chi phí trả trước đã phát sinh, phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ và số còn lại chưa phân bổ để tránh nhầm lẫn và sai sót.

Trên đây là các quy định chung về Chi phí trả trước. Qua đây các bạn cần nắm được các loại chi phí trả trước, nắm rõ kết cấu tài khoản để hạch toán chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận