Đánh giá

Hệ thống tài khoản kế toán cho đơn vị Hành Chính Sự Nghiệp

Đối tượng áp dụng 

– Cơ quan Nhà nước.

– Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

– Tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Phân loại đơn vị HCSN

Phân loại đơn vị HCSN được phân thành 03 loại:

(1) Theo khả năng tự đảm bảo kinh phí của các đơn vị HCSN

hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp 2
Phân biệt đơn vị HCSN đơn thuần và HCSN có nguồn thu

→ Trường học là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, viện nghiên cứu khoa học thì được đảm bảo 100% nguồn kinh phí hỗ trợ từ NN.

(2) Theo quản lý tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp 

+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 01: đây là đơn vị được nhận trực tiếp ngân sách hoạt động từ Thủ tướng Chính phủ hoặc từ cấp UBND. Sau đó, đơn vị thực hiện phân bổ ngân sách và giao kế hoạch dự toán cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc do mình quản lý.

+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 02: Đây là các đơn vị thuộc sự quản lý của các đơn vị cấp 01 và được cấp 01 giao cho dự toán ngân sách và thực hiện phân bổ lại cho các đơn vị hành chính dự toán cấp 03.

+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 03: là đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 01 và cấp 02 giao và chịu trách nhiệm phần công việc cụ thể và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

(3) Phân loại theo cấp ngân sách

– Đơn vị dự toán cấp Trung ương: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Trung ương;

– Đơn vị dự toán cấp Tỉnh: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Tỉnh;

– Đơn vị dự toán cấp Huyện: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Huyện.

11 Điểm khác biệt Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp so với Doanh nghiệp

NỘI DUNG

KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

1

Hệ thống tài khoản sử dụng theo thông tư mới nhất, hệ thống kế toán HCSN dùng ít tài khoản hơn.

Hệ thống tài khoản sử dụng theo thông tư 133 và thông tư 200.

Hệ thống kế toán doanh nghiệp dùng nhiều tài khoản hơn.

2

Chấp hành ngân sách nhà nước.

Không liên quan đến ngân sách nhà nước.

3

Quản lý ngân sách bằng nguồn kinh phí do nhà nước cấp, theo dõi thu chi, hợp lý chứng từ thu chi từ nguồn của nhà nước.

Quản lý thu chị bằng nguồn vốn của các cổ đông … và tự chủ trong nguồn vốn đó mà không bị ràng buộc bới ngân sách nhà nước.

4

Phương pháp hạch toán đối với đơn vị HCSN đơn giản hơn nhưng lại cần thận trọng trong việc sắp xếp hồ sơ chứng từ khép kín, cần thận vì hồ sơ này được lưu giữ để các cơ quan ban ngành cấp trên kiểm tra.

Phương pháp hạch toán đối với đơn vị HCSN phức tạp hơn vì nghiệp vụ rộng hơn. Chứng từ kế toán sắp xếp lưu trữ cẩn thận để phục vụ cho các cơ quan thuế kiểm tra, quyết toán.

5

Cơ quan quản lý đơn vị HCSN là cấp trên đó hoặc nhà nước quản lý.

Cơ quan quản lý doanh nghiệp là cơ quan thuế : Chi cục hoặc cục thuế quản lý

6

Hạn nộp BCTC bên HCSN là 30/12 của năm tài chính.

Hạn nộp BCTC bên doanh nghiệp là 30/03/ năm N+1.

7

Các đơn vị mà bên HCSN hay đi giao dịch là kho bạc nhà nước.

Các đơn vị mà bên doanh nghiệp thường giao dịch là các ngân hàng.

 

8

Phần mềm sử dụng bên doanh nghiệp là MISA SME, FAST,…

Phần mềm sử dụng cho Doanh nghiệp như: Misa MIMOSA, DAS, IMAC, DSoft, Dtsoft.NET…

9

Cuối năm bên HCSN thực hiện các bút toán kết chuyển nguồn ,kết chuyển các khoản chi phí.

Cuối năm bên doanh nghiệp thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, giá vốn để tính lợi nhuận ( lãi, lỗ).

10

BCTC bên HCSN ít có sự nộp lại điều chỉnh.

BCTC bên doanh nghiệp thường hay bị kế toán nộp lại, điều chỉnh.

11

Và các nội dung khác về hệ thống sổ sách.

Phân loại hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp

Theo quy định tại Thông tư mới nhất thì hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp có nhiều sự thay đổi bao gồm 10 loại, trong đó:

– Từ Tài khoản loại 1 đến loại 9 được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) dùng để kế toán tài chính phản ánh tình hình: tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

– Tài khoản loại 0 là tài khoản ngoài bảng, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) dùng để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước (gọi tắt là kế toán ngân sách) đối với các đơn vị được ngân sách nhà nước cấp kinh phí. Nếu một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán tài chính và đồng thời hạch toán kế toán ngân sách.

Tài khoản nào KHÔNG CÓ số dư trong hệ thống tài khoản kế toán HCSN

– Tài khoản loại 5: Các khoản doanh thu. Có tính chất là tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, cuối kỳ không có số dư.

– Tài khoản loại 6: Các khoản chi. Có tính chất là tăng ghi bên nợ, giảm chi ghi bên có, cuối kỳ thường không có số dư .Nếu có số dư thì là các khoản chi không được duyệt và kết chuyển về năm trước.

Các tài khoản số dư trong hệ thống tài khoản kế toán HCSN

– Tài khoản loại 0: Là các tài khoản ngoại bảng. Cuối kỳ có số dư bên Nợ

– Tài khoản loại 1, loại 2: Là tài khoản về tài sản. Với tính chất tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có. Cuối kỳ có số dư bên Nợ

– Tài khoản loại 3: Tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, ngược với tài khoản loại 1, loại 2. Chỉ trừ TK 311- Các khoản phải thu; TK 312-Tạm ứng. Tài khoản này vừa có số dư bên nợ vừa có số dư bên có.

– Tài khoản loại 4: Phản ánh nguồn kinh phí. Với tính chất tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ. Tài khoản này có số dư bên có, nhưng trên thực tế thì thường không có số dư. Nếu có số dư là nó là nguồn kinh phí chưa được duyệt kết chuyển về nguồn kinh phí năm trước.

0 0 Bình chọn
Bình chọn