Chi phí bảo hiểm | BH tiền gửi là một sự đảm bảo với khách hàng khi tham gia vào gửi tiền tại những ngân hàng nước ta. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ về tiền gửi bảo hiểm và cũng theo quy định hiện nay có 4 khoản chi Bảo hiểm ghi nhận hạch toán chi phí không được trừ. 4 khoản chi này là gì? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng tìm hiểu về 4 khoản chi này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bảo hiểm tiền gửi là như thế nào ?
Bảo hiểm tiền gửi là một trong những dịch vụ bảo vệ về quyền lợi dành cho người gửi tiền. Theo đó, những khoản tiền gửi của khách hàng được đảm bảo tối ưu và được bồi thường với trường hợp ngân hàng hay tổ chức tín dụng bị phá sản không thể nào trả lại tiền gửi.
Với nhiều quốc giá trên thế giới, thì đây được xem là một yêu cầu bắt buộc với tất cả những tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Những quy định hay chính sách về tiền gửi bảo hiểm được định đoạt bởi những cơ quan quản lý ngân hàng hay là cơ quan chính phủ.
Việc có bảo hiểm khi gửi tiền cũng tăng được tính an toàn, tin cậy hơn trong những khoản tiền gửi, giúp cho khách hàng cảm giác yên tâm hơn khi tham gia vào gửi tiền ở những tổ chức tín dụng. Nhưng việc áp dụng các bảo hiểm này cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện cũng như mức độ bảo hiểm ở mỗi quốc gia, tổ chức tín dụng.
2. Quy định về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như thế nào ?
Mỗi quốc gia sẽ có những quy định trong mục tiền gửi bảo hiểm khác nhau. Tại VN điều này được thể hiện như sau:
2.1 Tiền gửi được bảo hiểm
– Tiền gửi được bảo hiểm là một trong những dòng tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi lại cho tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi dưới dạng hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không có kỳ hạn hay tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi và những hình thức tiền gửi khác đúng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng, trừ những loại tiền gửi được quy định tại Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
– Tiền gửi không được bảo hiểm sẽ gồm:
Tiền gửi lại các tổ chức tín dụng của cá nhân và là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó.
Tiền gửi lại các tổ chức tín dụng cá nhân và là thành viên trong hôi đồng thành viên, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc của chính tổ chức tín dụng đó, số tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài của cá nhân đang là tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc của ngân hàng nước ngoài đó.
- Tiền mua những giấy tờ có giá vô danh từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hành.
2.2 Phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi cũng được quy định ngay tại Điều 20 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012:
Thủ tướng chính phủ cũng đã có quy định về khung phí bảo hiểm tiền gửi đúng theo đề nghị của Ngân hàng Việt Nam.
Căn cứ theo khung phí bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng Việt Nam quy định về mức phí bảo hiểm tiền gửi rất cụ thể với tổ chức đang tham gia bảo hiểm tiền gửi dựa theo cơ sở kết quả đánh giá hay phân loại của tổ chức này.
Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính dựa vào số tiền gửi bình quân của tiền gửi bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính và nộp định kỳ vào hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cần phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất là ngày 20 tháng đầu tiên trong quý kế tiếp
- Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi.
2.3 Trả tiền bảo hiểm tiền gửi
- Thời điểm phát sinh các nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm sẽ được phát sinh và tính từ thời điểm ngân hàng nhà nước gửi văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hay chấm dứt áp dụng hay văn bản không áp dụng những biện pháp phục hồi về khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức đang tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng bị phá sản hay là ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh nhân hàng nước ngoài là tổ chức đang tham gia vào bảo hiểm tiền gửi nhưng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
- Thời hạn chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Trong thời gian 60 ngày tính từ thời điểm phát sinh về nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia vào bảo hiểm tiền gửi.
- Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm chính là số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trả cho tất cả những khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người ở tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi khi có phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay cũng được quy định ở quyết định 32/2021/QĐ – TTg: số tiền tối đa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tính cả tiền gốc và lãi của một người ở tổ chức bảo hiểm tiền khi có phát sinh nghĩa vụ trả là 125.000.000 đồng.
- Xử lý về số tiền gửi vượt quá hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi sẽ gồm có tiền gốc + lãi vượt quá mức trả tiền bảo hiểm và sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi đúng theo quy định
3. 04 khoản chi phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào “chi phí”
Căn cứ theo quy định ở Khoản 2 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT – BTC quy định rõ về những khoản chi bảo hiểm tiền gửi như sau:
– Chi phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chính là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tuân thủ đúng theo nguyên tắc phù hợp giữ thu nhập và chi phí, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định Pháp luật, nằm trong kế hoạch tài chính được Ngân hàng nhà nước Việt Nam thẩm định vào mỗi năm. Việc xác định chi phí sẽ được thực hiện đúng theo chuẩn mực kế toán, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan
– Những khoản bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được phép hạch toán vào chi phí gồm:
Những khoản tiền phạt về hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt đúng theo quy định Pháp luật đưa ra.
Những khoản chi không có liên quan đến hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, những khoản chi không có hóa đơn hay chứng từ hợp lệ.
Những khoản chi từ các nguồn kinh phí khác đài thọ.
- Những khoản chi không hợp lệ, hợp lý khác.
4. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định
Căn cứ theo quy định Điều 2 Thông tư 312/2016/TT – BTC quy định về nguyên tắc quản lý tài chính:
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính của nhà nước và được hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách về mặt pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng đúng theo quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động trên tinh thần không vì mục tiêu về lợi nhuận luôn bảo đảm an toàn cho nguồn vốn và tự bù đắp khoản chi phí.
- Nguồn thu bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ được miễn nộp những loại thuế đúng theo quy định Pháp luật.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung vào hệ thống, thực hiện thu – chi và quyết toán tài chính đúng theo nội dung quy định của Pháp luật.
5. Những khoản chi phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Căn cứ theo quy định Khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT – BTC được sửa đổi tại Khoản 8, khoản 9 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT – BTC quy định về khoản chi chi bảo hiểm tiền gửi VN:
– Chi trả lãi tiền vay đối với những khoản vốn vay trong trường hợp vốn bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ để thực hiện chi trả đúng theo quy định.
– Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ủy thác.
– Chi phí liên quan đến quá trình kiểm soát đặt biệt, tham gia vào quản lý, thanh lý những tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Chi trả về phí dịch vụ thu nợ cho những khoản nợ quá hạn khó đòi hay những khoản nợ bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia vào việc thanh lý tài sản của những tổ chức khi tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản đúng theo quy định Pháp luật.
– Chi phí chênh lệch về tỷ giá đúng theo quy định tại chuẩn mực của kế toán và những quy định pháp luật.
– Chi phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hay tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi. Nội dung, mức chi được thực hiện đúng theo quy định Pháp luật. Tổng mức chi khoản chi này sẽ không được vượt quá 3% tổng chi hợp lý, hợp lệ.
– Chi cho cán bộ và nhân viên.
– Chi cho hoạt động quản lý.
– Chi dự phòng rủi ro thực hiện đúng theo quy định pháp luật về việc trích lập và xử lý những khoản dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho, tổn thất về các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, dịch vụ tại doanh nghiệp.
– Chi về tài sản.
– Và những khoản chi khác.
Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giửi đáp thắc mắc về 04 khoản chi bảo hiểm không được hạch toán chi phí. Nếu bạn muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt công việc kế toán thì hãy tham gia vào khóa học đào tạo kế toán, kế toán thực hành để có thêm những kiến thức bổ ích nhất nhé.