So sánh phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Đánh giá

Hộ kinh doanh và doanh nghiệpNgoài loại hình tổ chức kinh doanh là Công ty thì hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai hình thức tổ chức kinh doanh rất phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn và chưa phân biệt được hai loại hình này. Giữa hai mô hình này có rất nhiều điểm khác biệt, có ưu và nhược điểm riêng.

1. Khái niệm hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào đưa ra định nghĩa chính xác về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 1, Điều 79, Nghị định 01/’2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Căn cứ theo Điều 188, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, cá nhân này sẽ tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản.

2. So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân có khá nhiều điểm giống nhau nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, xét trên nhiều tiêu chí, hai mô hình này hoàn toàn tách biệt nhau.

Điểm giống nhau

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân có những điểm tương đồng như sau:

  • Đều không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ thể tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
  • Cả hai loại hình đều không được phát hành chứng khoán.
hộ kinh doanh và doanh nghiệp 3
Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Điểm khác nhau

Để phân biệt hai khái niệm hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân, có thể dựa trên các tiêu chí dưới đây:

Về chủ thể

Chủ thể chính là người thành lập và làm chủ:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật quy định.
  • Hộ kinh doanh: Bắt buộc phải là người Việt Nam.

Quy mô kinh doanh:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Không bị giới hạn về quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh, vốn kinh doanh, được thành lập với số vốn do chủ doanh nghiệp đăng ký.
  • Hộ kinh doanh: Quy mô của hộ kinh doanh sẽ nhỏ hơn doanh nghiệp tư nhân và chỉ do một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Số lượng lao động: 

  • Doanh nghiệp tư nhân: Không bị giới hạn số lượng lao động.
  • Hộ kinh doanh: Giới hạn dưới 10 lao động, trường hợp trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Loại hình kinh doanh:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Được được phép kinh doanh hoạt động xuất – nhập khẩu.
  • Hộ kinh doanh: Không được phép kinh doanh hoạt động xuất – nhập khẩu.

Điều kiện kinh doanh: 

  • Doanh nghiệp tư nhân: Bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh và con dấu.
  • Hộ kinh doanh: Chỉ một số trường hợp nhất định trong quy định được đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không cần con dấu.

Địa điểm kinh doanh:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Được mở nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh: Không được mở nhiều chi nhánh.

Nơi đăng ký kinh doanh:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cụ thể là Sở Kế hoạch và đầu tư.
  • Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền cấp huyện, cụ thể là Phòng Kế hoạch và đầu tư.

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền cấp huyện

Thủ tục chấm dứt hoạt động:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo Luật Phá sản.
  • Hộ kinh doanh: Không áp dụng hình thức phá sản hay giải thể. Để chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp tư nhân nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại Phòng Kế hoạch và đầu tư nơi đã đăng ký kinh doanh.

3. Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp

ƯU ĐIỂM:

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: 

  • Chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất nên hoàn toàn chủ động trong các quyết định kinh doanh.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác.
  • Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác có quy mô lớn hơn.

HỘ KINH DOANH: 

Có quy mô nhỏ, gọn nhẹ nên các chế độ kế toán, chứng từ sổ sách khá đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

HẠN CHẾ

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: 

  • Mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp cao vì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể thuê người khác quản lý nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

HỘ KINH DOANH: 

  • Không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ tài sản của chủ hộ.
  • Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân 2
Hỗ trợ hỏi đáp về hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Trên đây là chia sẻ Kế Toán Việt Hưng khi so sánh giữa 2 loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam: doanh nghiệp tư nhân & hộ kinh doanh. 02 hình thức này có khá nhiều điểm tương đồng nhưng về bản chất khác nhau hoàn toàn về chủ thể, quy mô, số lượng lao động, điều kiện, loại hình, địa điểm, đăng ký kinh doanh, thủ tục giải thể. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh cần cân nhắc để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận