Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn | Số sao xếp hạng tiêu chuẩn được coi là bộ mặt và sự khẳng định đẳng cấp và vị thế của khách sạn so với các đối thủ. Vì vậy, việc đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn là thủ tục quan trọng để khẳng định chất lượng, quảng bá thương hiệu. Điều kiện và hồ sơ, thủ tục đăng ký tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn như thế nào cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu.
1. Cơ sở pháp lý
Việc đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn được thực hiện căn cứ theo một số văn bản pháp luật sau:
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017, còn được gọi tắt là Luật Du lịch năm 2017.
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch năm 2017.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391:2015 về xếp hạng khách sạn ban hành kèm theo Quyết định số 4095/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.
- Thông tư số 05/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch năm 2017.
2. Một số quy định về khách sạn
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 48, Luật Du lịch năm 2017, khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Mặt khác, theo Khoản 1, Điều 21, Nghị định 168/2017/NĐ-CP, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết để phục vụ cho khách du lịch.
Cụ thể, tại Tiểu mục 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, Mục 2, TCVN 4391:2015, các loại hình khách sạn được quy định như sau:
- Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng theo khối hoặc thành hệ thống quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ trên khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành hoặc ở khu vực có vị trí gần núi, sông, hồ, biển, đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, dịch vụ và trang thiết bị để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí,… của khách du lịch.
Khách sạn nghỉ dưỡng hay còn gọi là resort.
- Khách sạn nổi: Là loại hình cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước nên được gọi là khách sạn nổi, có thể di chuyển trên mặt nước được khi cần thiết. Loại hình khách sạn này phải đảm bảo chất lượng về cơ sở thiết bị và dịch vụ cần thiết để phục vụ khách du lịch.
- Khách sạn bên đường: Khách sạn bên đường là cơ sở lưu trú du lịch có vị trí gần đường giao thông, có bãi đỗ xe, chủ yếu phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài.
XEM THÊM:
Ví dụ: Một số khách sạn nghỉ dưỡng ở Việt Nam có thể kể đến như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tại Phú Quốc – Kiên Giang, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort tại Đà Nẵng, Vinpearl Resort & Spa Ha Long tại Quảng Ninh... và có các đặc trưng sau:
- Được xây dựng ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần biển, hồ, núi,…
- Thiết kế: thường theo hình thức căn hộ, biệt thự, nhà thấp tầng tạo thành một khu quần thể.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng.
3. Điều kiện đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
Căn cứ theo Điều 22, Nghị định 168/2017/NĐ-CP, điều kiện tối thiểu để đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn cho khách sạn gồm:
- Khách sạn có quầy lễ tân chung, có phòng vệ sinh chung, tối thiểu 10 buồng ngủ.
- Riêng đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường: Có nơi để xe cho khách lưu trú.
- Điều kiện về dịch vụ ăn uống: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi và khách sạn bên đường phải có dịch vụ ăn uống, bếp và phòng ăn cho khách.
- Điều kiện về nghỉ ngơi: Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm, khi có khách mới phải thay bọc đệm, bọc chăn gối, khăn mặt và khăn tắm.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
3.1 Yêu cầu về vị trí, kiến trúc xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
Khách sạn phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành.
3.2 Yêu cầu về trang thiết bị tiện nghi xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
– Hệ thống điện & nước
– Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy : Có hệ thống báo cứu hoả và phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
– Phòng vệ sinh công cộng có trang bị máy hơ tay, hoặc khăn tay, giấy lau tay
3.3 Yêu cầu về trang thiết bị tiện nghi xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
Các dịch vụ được quy định theo từng hạng khách sạn và phải luôn sẵn sàng phục vụ
3.4 Yêu cầu về nhân viên phục vụ tiêu chuẩn khách sạn
4. Hồ sơ và thủ tục đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
Để khẳng định thế mạnh về chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ, đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn là thủ tục quan trọng.
Hồ sơ đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 50, Luật Du lịch 2017, hồ sơ đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: Sử dụng Mẫu số 07, Thông tư 06/2021/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL).
Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- Bản tự đánh giá của cơ sở du lịch căn cứ theo các quy định và tiêu chí tại tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- Danh sách nhân sự bao gồm quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Bản sao công chứng các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ, giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với quản lý hoặc trưởng bộ phận làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.
Thủ tục đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn
Để đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn, hồ sơ gồm các giấy tờ như trên.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong 3 cách:
- Nộp trực tiếp.
- Nộp qua đường bưu điện.
- Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến.
- Bước 3: Cơ quan thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ phối hợp và công nhận hạng lưu trú du lịch.
5. Một số lưu ý về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
Theo Điều 50, Luật Du lịch năm 2017 những lưu ý về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch gồm:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn với cơ quan có thẩm quyền.
- Riêng đối với khách sạn, biệt thự, căn hộ và tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở lưu trú du lịch theo các thứ hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.
- Sau khi đã đăng ký xếp hạng, biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn tại khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
Ngoài ra, cơ sở lưu trú du lịch cần lưu ý: quyết định về công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có giá trị 5 năm. Khi hết hiệu lực, cơ sở lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký lại thì thực hiện các thủ tục, hồ sơ như đăng ký lần đầu.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là một số hướng dẫn đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn mà các cơ sở lưu trú du lịch có thể tham khảo. Việc đăng ký này là cần thiết để khẳng định chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh nhằm thu hút nhiều hơn du khách du lịch.