Tăng lương tối thiểu 2020 | Cách tính lương tối thiểu vùng 2020

Đánh giá

Tăng lương tối thiểu 2020 – Bên cạnh việc tăng lương cơ sở; mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong các doanh nghiệp từ 01/01/2020. Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Tăng lương tối thiểu 2020 và cách tính lương tối thiểu vùng 2020.

tăng lương tối thiểu 2020
Tăng lương tối thiểu 2020 | Cách tính lương tối thiểu vùng 2020

XEM THÊM: Khóa học thực hành kế toán tiền lương

1. Lương tối thiểu vùng là gì?

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về việc trả lương. Trong đó, mức lương này sẽ trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

2. Mức lương tăng lương tối thiểu 2020

So với năm 2019 thì mức lương tối thiểu vùng  năm 2020 tăng từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng/ tháng tùy vào từng vùng cụ thể như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2019Mức lương tối thiểu vùng năm 2020Tăng thêm
Vùng I4.180.000 đồng/tháng4.420.000 đồng/tháng240.000 đồng/tháng
Vùng II3.710.000 đồng/tháng3.920.000 đồng/tháng210.000 đồng/tháng
Vùng III3.250.000 đồng/tháng3.430.000 đồng/tháng180.000 đồng/tháng
Vùng IV2.920.000 đồng/tháng3.070.000 đồng/tháng150.000 đồng/tháng
 Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CPTheo Nghị định 90/2019/NĐ-CP 

3. Cách tính tăng lương tối thiểu 2020

Mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo 2 điều kiện:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

Ví dụ:  Công ty A hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Hà Nội là thành phố thuộc khu vực vùng I). Công ty A có tuyển cô X vào làm tạp vụ tại công ty (tạp vụ là công việc không đòi hỏi người làm phải qua trường lớp, đào tạo). Do đó mức lương thấp nhất công ty A phải trả cho cô X theo quy định là 4.420.000 đồng/tháng.

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này, cụ thể như sau:

Vùng I= 4.420.000 + (4.420.000*7%) = 4.729.400 đồng/tháng
Vùng II= 3.920.000 + (3.920.000*7%) = 4.194.400 đồng/tháng
Vùng III= 3.430.000 + (3.430.000*7%) = 3.670.100 đồng/tháng
Vùng IV= 3.070.000 + (3.070.000*7%) = 3.284.900 đồng/tháng

Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

– Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

– Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

– Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

– Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

– Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

– Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Chú ý: Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về chủ đề Tăng lương tối thiểu 2020 và Cách tính lương tối thiểu vùng 2020. Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! Chúc các bạn thành công!

 

 

 

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận