Mức lương tối thiểu từng vùng năm 2020 là bao nhiêu?

Đánh giá

Nhằm đảm bảo quyền lợi và sự cân bằng trong xã hội thì mức lương tối thiểu vùng luôn được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Vì Vậy mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ được Chính phủ điều chỉnh. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể vấn đề này.

mức lương tối thiểu vùng 2020
Mức lương tối thiểu từng vùng năm 2020 là bao nhiêu?

1. Khái niệm

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương

2. Căn cứ pháp lý

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2020 theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019

mức lương tối thiểu từng vùng

3. So sánh mức lương tối thiểu vùng năm 2020 với mức lương tối thiểu vùng năm 2019

            KẾT LUẬN: Mức lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 đồng/tháng – 240.000 đồng/tháng

            Ví dụ: Chị Hương là nhân viên kỹ thuật làm việc tại Công ty Cổ Phần H, có trụ sở chính tại Quận Ba Đình, Hà Nội

→Chị A thuộc vùng I (Theo phụ lục của Nghị định 90/2019/NĐ-CP)

→Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 của Chị Hương là 4.420.000 đồng/tháng.

4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2020

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định của vùng đó theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP

– Doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mà vừa được hợp nhất từ nhiều địa bàn khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất

– Doanh nghiệp sắp chuyển đổi địa bàn, chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng của địa bàn trước khi doanh nghiệp chuyển đổi

5. Cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2020

Theo điều 5 nghị định 90/2019/NĐ-CP thì:

Mức lương người lao động nhận được sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất

Ví dụ: Ông A là lao động bốc xếp tại Công ty A có trụ sở tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

+ Thành phố Nam Định thuộc vùng II, có mức lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng.

+ Bốc xếp là công việc giản đơn, không đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo

→Mức lương thỏa thuận phải trả cho Ông A thấp nhất phải bằng 3.920.000 đồng/tháng

– Mức lương người lao động nhận được cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Ví dụ: Chị B được tuyển làm nhân viên kế toán tại Công ty thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội từ ngày 01/01/2020. Như vậy

+ Đống Đa, Hà Nội thuộc vùng I, có mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng.

+ Nhân viên kế toán là công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo

→ Mức lương thỏa thuận phải trả cho Chị B thấp nhất phải bằng: 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng

6. Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020

VùngMức lương thấp nhất để tham gia BHXH năm 2020

Lao động chưa qua đào tạo

(đồng/tháng)

Lao động đã qua đào tạo nghề (đồng/tháng)
Vùng 14.420.0004.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400
Vùng 23.920.0003.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400
Vùng 33.430.0003.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100
Vùng 43.070.0003.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900

CHÚ Ý: Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được cắt giảm các khoản lương,  phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng khác được quy định trong hợp đồng lao động, quy chế doanh nghiệp.

7. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng thay đổi

– Chuyển từ vùng III lên vùng II: Huyện Đồng Phú (Tỉnh Bình Phước), TP Bến Tre, huyện Châu Thành (Tỉnh Bến Tre)

– Chuyển từ vùng IV lên vùng II: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên Thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre)

KẾT LUẬN:

VùngĐịa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng
Vùng IGiữ nguyên
Vùng IITăng 11 địa bàn
Vùng IIIGiảm 03 địa bàn
Vùng IVGiảm 08 địa bàn

8. Một số việc kế toán tiền lương phải làm đầu năm 2020

8.1. Kiểm tra lại hợp đồng lao động xem mức lương phải trả người lao động đã hợp với quy định của nghị định 90/2019/NĐ-CP

+ Đối với các hợp đồng đã đáp ứng được quy định này thì không cần thay đổi

+ Đối với các hợp đồng chưa đáp ứng được quy định này thì kế toán cần làm thêm phụ lục hợp đồng lao động hoặc quyết định tăng lương cho người lao động (mức lương tối thiểu từng vùng)

8.2. Kiểm tra lại thang bảng lương của năm 2019. Nếu cần điều chỉnh thì kế toán phải làm lại thang bảng lương mới năm 2020 và nộp lại thang bảng lương

8.3. Kiểm tra lại mức tiền lương tham gia đóng BHXH của người lao động tương ứng với mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Nếu những lao động nào cần thay đổi lại mức đóng BHXH thì cần làm khai báo tăng mức đóng tham gia BHXH.

Ví dụ: Năm 2019, Chị M là nhân viên kinh tế tại Công ty A có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội với mức lương thạm gia đóng BHXH là 4.472.600 đồng.

           Như vậy, sang năm 2020, mức lương tối thiểu tham gia đóng BHXH của Chị M tăng lên tối thiểu thấp nhất là 4.729.400 đồng.

Mức lương tối thiểu vùng 2020 tăng sẽ tăng thu nhập cơ bản của người lao động, góp phần đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu vùng tăng sẽ làm tăng mức tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động, là thách thức cho doanh nghiệp trong việc đóng bảo hiểm cho người lao động.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận