Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những gì?

Đánh giá

Báo cáo tài chính rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó khái quát toàn bộ tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp kế toán và giám đốc hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính. 

Báo cáo tài chính là gì? 

Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Đó là phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người khác.

Căn cứ vào luật của cơ quan thuế:

  • Tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và báo cáo tài chính năm
  • Đối vưới công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải thực hiện BCTC tổng hợp hay BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. Dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.
  • Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán. Ngoài BCTC năm phải lập thì phải lập thêm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ.
  • Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ không trực thuộc, gồm:

Các tờ khai quyết toán thuế: 

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Bộ báo cáo tài chính thuế: 

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng cân đối tài khoản

Phụ lục đi kèm:

  • Thuyết minh tài chính báo cáo
  • Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Nội dung báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
  • Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
  • Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng  để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:

  • Chế độ kế toán áp dụng
  • Hình thức kế toán
  • Nguyên tắc ghi nhận
  • Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định,….

Thời gian nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước: 

  • Sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý
  • Sau 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Đối với các tổng công ty, thời hạn nộp báo cáo tài chính: 

  •  Sau 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Với các đơn vị kế toán trực thuộc:  Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

Các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh: Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các doanh nghiệp khác còn lại: Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính doanh nghiệp

bao-cao-tai-chinh-doanh-nghiep

Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Cũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp.

  • Là những báo cáo được trình bày chi tiết, hết sức tổng quát. Phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản. Và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua.
  • BCTC nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • BCTC có tầm quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm ẩn. Bên cạnh đó, đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại,…
  • Là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng. Cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính thể hiện kết quả của cả quá trình sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Là công cụ để nhà quản trị nắm bắt được thực trạng doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định chính xác. 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoanle
Hoanle

Chào kế toán Việt Hưng: Em mới ra trường được 1 năm. Đã đi làm 1 nơi nhưng không học hỏi được gì , Cứ thấy các anh chị bảo là lập báo cáo tài chính mà không hiểu gì? E đang làm kế toán công nợ trong công ty sản xuất nội thất. Anh chị tư vấn giúp em . Em cảm ơn anh chị kinh nghiệm để lập báo cáo tài chính ?

Nguyễn Thị Mến
Nguyễn Thị Mến
Trả lời  Hoanle

Việt Hưng chào bạn! Về lĩnh vực hoạt động của công ty bạn bên mình đã làm rất nhiều và quyết toán nhiều rồi. Nên bạn yên tâm học nhe. Bạn để lại sđt giáo viên chuyên về sản xuất bên mình sẽ liên hệ tư vấn cho bạn về khóa học nhe! Cảm ơn bạn.Thân ái!!!