Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong kế toán giá thành

Đánh giá

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nhằm xác định chính xác giá thành các loại sản phẩm – kế toán giá thành. Đó là việc tính toán phân bổ chi phí cho số sản phẩm chưa được hoàn thành. 

Để đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, các kế toán viên cần xác định được số lượng hàng hóa chưa hoàn thành. Sau đó, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình chi phí sản xuất, tính chất sản xuất để áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Hiện nay, có 4 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

  • Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
  • Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương
  • Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến tương đương
  • Phương pháp đánh giá  theo chi phí sản xuất định mức

Thế nào là sản phẩm dở dang cuối kỳ trong kế toán giá thành?

phuong-phap-danh-gia-san-pham-do-dang-cuoi-ky

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản phẩm. Thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ vừa phụ thuộc vào quy trình sản xuất vừa phụ thuộc vào việc chọn lựa kỳ tính giá thành trước khi đi vào tính giá thành sản phẩm. Cụ thể:

  • Nếu chọn kỳ tính giá thành không trùng với chu kỳ sản xuất sẽ làm tăng số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
  • Nếu chọn kỳ tính giá thành trùng với chu kỳ sản xuất sản phẩm thì sẽ tránh được hoặc giảm số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong kế toán giá thành

a) Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu

Áp dụng phương pháp đánh giá này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên liệu chính. Hoặc nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các chi phí khác thì tính toàn cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ phải chịu. Kế toán viên phải theo dõi chi tiết khoản chi phí này.

Điều kiện áp dụng:

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Khối lượng sản phẩm dở dang ít.

Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh chóng.

Công thức tính: 

danh-gia-san-pham-do-dang

Trong đó: 

  • Dc: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
  • Cnvl: Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ
  • Cd: Chi phí sản xuất phát sinh đầu kỳ
  • Qtp: Số lượng sản phẩm hoàn thành
  • Qdc: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Lưu ý: 

  • Đối với nguyên vật liệu không dùng hết, phế liệu thu được từ nguyên liệu chính. Khi đánh giá phải loại trừ ra.
  • Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Thì sản phẩm dở dang cuối kỳ của giai đoạn sau được đánh giá theo giá trị nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển qua.

Ví dụ minh họa:

Doanh nghiệp A trong tháng 5/N sản xuất sản phẩm X có các số liệu như sau:

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng (dư nợ trên TK 154) là: 8.000.000 đồng

+ Tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng là: 60.000.0000 đồng, trong đó:

  • Chi phí NVLTT: 40.000.000 đồng
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 10.000.000 đồng
  • Chi phí sản xuất chung: 10.000.000 đồng

+ Trong tháng sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm nhập kho, còn lại 20 sản phẩm dở dang chưa hoàn thành vào cuối tháng.

>> Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức tính ở trên, ta có:

Chi phí sản xuất sản phẩm X dở dang cuối tháng 5/N theo chi phí NVLTT là:

 (8.000.000+40.000.000) / (100+ 20)*20 = 8.000.000

b) Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng tương đương thì sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản chi phí phát sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do đó, khi kiểm kê phải xác minh mức độ hoàn thành dang dở (%). Cuối cùng tính ra sản lượng tương đương.

Qtd= Qd  x  % hoàn thành (1) 

Với những chi phí đưa vào 1 lần như nguyên liệu chính thì tính sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau. Theo công thức (1).

Với các chi phí khác đưa vào dần theo mức độ chế biến của giai đoạn: vật liệu phụ, nhân công, chi phí chung,.. Thì được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

cong thuc-danh-gia-san-pham-do-dang-cuoi-ky

Điều kiện áp dụng:

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Chi phí chế biến cũng chiếm tỷ trọng lớn.

Ưu điểm:

Đánh giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở dang.

Ví dụ minh họa:

Một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm A có tình hình như sau:

Sản phẩm làm dở đầu tháng đã được xác định:

  • Chi phí nguyên vật liệu chính: 4.000.000đ
  • Chi phí vật liệu phụ: 200.000đ
  • Chi phí NCTT: 1.800.000đ
  • Chi phí sản xuất chính: 600.000đ

Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng đã tập hợp được:

  • Chi phí nguyên vật liệu chính: 36 triệu đồng
  • Chi phí vật liệu phụ: 3tr4
  • Chi phí NCTT: 9 triệu
  • Chi phí SXC: 3 triệu

Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 80 thành phẩm A nhập kho. Còn lại 20 sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành 50%.

>> Yêu cầu: Xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của doanh nghiệp.

Hướng dẫn: 

Sản lượng hoàn thành tương đương là: Qtđ  = 20  x 50%  = 10 sản phẩm

CNVLC = (4.000.000 + 36.000.000)/ (80 + 20)  x 20 = 8.000.000

Cvlp      = (200.000 + 3.400.000)/ (80 + 10)  x 10  = 400.000

Cpnctt   = (1.800.000 + 9.000.000) / (80 + 10)  x 10 = 1.200.000

Cpsxc   = (600.000 + 3.000.000) / (80 + 10)  x 10  = 400.000

Vậy giá trị của 20 sản phẩm còn dở dang cuối tháng là: 10.000.0000 đ

c) Phương pháp đánh giá 50% chi phí chế biến

Phương pháp này ước lượng sản phẩm tương đương. Nhưng để giảm bớt khối lượng tính toán, giả định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở tính bình quân là 50%. Áp dụng cho các doanh nghiệp có lượng sản phẩm dở dang tươi đối đều nhau trên các giai đoạn sản xuất.

Cách tính như phương pháp 2.

d) Phương pháp tính theo chi phí định mức

Phưong pháp này căn cứ vào định mức các loại chi phí cho thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm làm dở. Để tính ra giá trị sản phẩm làm dở. Công thức như sau:

Dc  = Qd    x    định mức chi phí 

Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức tiên tiến chính xác.

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản.

Ví dụ minh họa: 

Một Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có chi phí sản xuất được định mức như sau:

Định mức cho sản phẩm hoàn thành:

  • Chi phí nguyên vật liệu chính: 1.200.000
  • Chi phí vật liệu: 200.000
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 300.000
  • Chi phí sản xuất chung: 100.000

Định mức cho sản phẩm dở dang:

  • Chi phí NVLC: 1.200.000
  • Chi phí VL: 80.000
  • Chi phí NCTT: 120.000
  • Chi phí SXC:  40.000

Cuối kỳ sản xuất được 60 sản phẩm A nhập kho còn lại 10 sản phẩm đang chế biến dở dang.

>> Yêu cầu: Xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.

Hướng dẫn

Giá trị của 10 sản phẩm A làm cuối kỳ là:  10 x (1.200.000 + 80.000 + 120.000 + 40.000)  =  14.400.000đ.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, mỗi doanh nghiệp sẽ vận dụng phương pháp riêng để tính toán phân bổ chi phí cho sản phẩm chưa hoàn thành phải chịu. Chúc các bạn kế toán viên thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận