Viết hóa đơn điều chỉnh thuế suất GTGT tăng giảm

Viết sai hóa đơn là lỗi nhỏ mà hầu hết các kế toán viên đều vấp phải. Vậy cách xử lý khi viết sai hóa đơn như nào? Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm thuế suất giá trị gia tăng. 

hóa đơn điều chỉnh

VIẾT HOÁ ĐƠN ĐIỀU CHỈNH THUẾ SUẤT GTGT TĂNG GIẢM

1. Các lỗi viết sai hóa đơn làm ảnh hưởng đến số tiền:

  • Sai đơn giá,
  • Số lượng thành tiền,
  • Thuế suất,
  • Tiền thuế …

Cách xử lý:

  • Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai.
  • Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót
  • Kê khai HĐĐC trên bảng kê khai bán ra. Kê khai dương nếu điều chỉnh tăng, kê khai âm nếu điều chỉnh giảm.

2. Hóa đơn điều chỉnh làm giảm số thuế trên hóa đơn

Hóa đơn viết sai có số thuế lớn hơn số thuế GTGT thực tế phải nộp đã kê khai thì bạn phải điều chỉnh giảm số thuế trên hóa đơn.

Bước 1:

  • Bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.

Bước 2:

  • Lập hóa đơn điều chỉnh tiền hàng, tiền thuế, ghi nội dung như sau:

“Điều chỉnh giảm đơn giá/thành tiền/tiền thuế/thuế suất….của hàng hóa….của hóa đơn ký hiệu…., mẫu số……, số…… được lập ngày……………

Bước 3:

  • Kê khai HĐĐC giảm:

Thực hiện theo công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế.

  • Đối với bên bán, kê khai HĐĐC giảm vào bảng kê đầu ra và ghi âm là giảm giá trị, số thuế GTGT đầu ra.
  • Đối với bên mua, kê khai HĐĐC giảm vào bảng kê đầu vào và chi âm làm giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

3. Điều chỉnh tăng số thuế trên hóa đơn

Bước 1:

  • Bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.

Bước 2:

  • Lập HĐĐC tăng tiền hàng, tiền thuế, ghi nội dung như sau:

“Điều chỉnh tăng đơn giá/thành tiền/tiền thuế/thuế suất….của hàng hóa..…. của hóa đơn ký hiệu…., mẫu số……, số…… được lập ngày……………

Bước 3:

  • Kê khai HĐĐC tăng:

Lưu ý: 

  • Đối với bên bán, kê khai HĐĐC tăng vào bảng kê đầu ra trong kỳ lập hóa đơn điều chỉnh.
  • Đối với bên mua, kê khai HĐĐC tăng vào bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào của doanh nghiệp như hóa đơn thông thường khác.

4. Cách viết hóa đơn điều chỉnh thuế suất GTGT tăng giảm

       Mẫu số: 01GTKT3/001

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG                Ký hiệu: ……….

Liên 3: Nội bộ                        Số:

                          Ngày     tháng    năm

Đơn vị bán hàng:……………………………………………………………………………

Mã số thuế: ………………….……………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………………………………………………

Số tài khoản…………………………………………………

Họ tên người mua hàng:………………………………………………………………………

Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Hình thức thanh toán:…………………………………………………………..

Số tài  khoản………………………………………………………………………………………..

STTTên hàng hóa, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
123456=4×5
01Hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm đơn giá, số tiền, tiền thuế tại hoá đơn số …… ký hiệu …,ngày…..tháng……năm…..\\\\
      
Cộng  tiền hàng:                                                            \
Thuế suất GTGT:                \             Tiền thuế GTGT:                                                                        \
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                              \
Số tiền viết bằng chữ:                                                                                          \

 

 

 

 

 

 

 

 

Người mua hàng                                                      Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)                                                   (Ký, đóng dấu)

Cách viết HĐĐC thuế suất GTGT tăng giảm được kế toán Việt Hưng hướng dẫn cụ thể trong bài viết trên. Các bạn kế toán viên cần tìm hiểu rõ lỗi sai sót cụ thể trong hóa đơn trước khi lập biên bản điều chỉnh và viết HĐĐC. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...