Tìm hiểu quy định về hoá đơn mua hàng nước ngoài

Hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu đã và đang phát triển mạnh mẽ, giúp cho nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Các thủ tục chứng từ đi  kèm khi xuất – nhập khẩu hàng hóa khá là phức tạp và quan trọng. Với bài viết Tìm hiểu về hoá đơn mua hàng nước ngoài, Kế toán Việt Hưng sẽ mang lại cho bạn đọc cái nhìn khái quát hơn về Hóa đơn khi nhập khẩu hàng hóa nhé.

 

hóa đơn mua hàng
Tìm hiểu quy định về hoá đơn mua hàng nước ngoài

1. Hóa đơn mua hàng từ nước ngoài

Cũng như các hóa đơn thông thường khác, một hóa đơn thương mại quốc tế thường có những nội dung sau:

– Thông tin về hoá đơn và xác nhận giao dịch thực hiện Loại hoá đơn; số hoá đơn để có thể chứng nhận là hoá đơn được in, phát hành một cách hợp pháp bởi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm; Ngày lập hoá đơn; chữ ký người bán; chữ ký người mua để xác nhận hoá đơn được lập một cách hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật.

– Thông tin về người bán Tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, địa chỉ trang web (website) và địa chỉ thư điện tử (email) để có thể xác định chính thức nếu có để tiện trao đổi thông tin qua mạng)

– Thông tin về hàng hoá, dịch vụ bán hoặc cung ứng : Tên, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số tiền thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán.

– Thông tin về người mua Tên, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản giao dịch, hình thức thanh toán.

hóa đơn mua hàng

Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế do người bán và người mua trong đa số trường hợp không gặp nhau trực tiếp để thực hiện việc thanh toán nên một hóa đơn thương mại quốc tế có một số điểm khác hẳn với các hóa đơn bán hàng (dịch vụ) trong nước. Cụ thể như sau:

– Nếu không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thì ngôn ngữ thông thường được sử dụng là tiếng Anh, trong khi các hóa đơn bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần bao giờ cũng lập bằng ngôn ngữ bản địa.

– Các hóa đơn bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần chỉ có các điều kiện thanh toán (trả ngay, trả chậm) với loại hình tiền thanh toán là đồng nội tệ. Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quy định trong các hợp đồng mua bán này và phù hợp với luật hay tập quán quốc tế trong thương mại.

Hóa đơn chỉ là một chứng từ trong số các chứng từ thanh toán quốc tế. Ngoài ra, có thể phải có các chứng từ khác như: hối phiếu, phiếu đóng gói, vận đơn vận tải, chứng nhận xuất xứ, các giấy phép (xuất khẩu, kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ, môi trường, chất lượng v.v) tùy theo từng chủng loại mặt hàng và theo quy định trong hợp đồng mua bán.

2. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ

Về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ, Thông tư liên tịch quy định, đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định ngay tại thời điểm kiểm tra.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp thì cơ quan kiểm tra thực hiện việc tạm giữ hàng hóa, đối chiếu hồ sơ, xác minh làm rõ nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.

3. Xử lý vi phạm đối với hóa đơn, chứng từ

Cơ sở kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ; hóa đơn, chứng từ giả, chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng hoặc lập khống hóa đơn; không xuất trình được hóa đơn, chứng từ trong thời hạn luật định. Cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc chờ quyết định của Tòa án, cơ sở kinh doanh vẫn phải thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Hóa đơn nước ngoài vẫn được chấp nhận là chi phí được trừ 

Công văn số 3944/CT-TTHT ngày 27/5/2014 của Cục Thuế TP. HCM về chính sách thuế

– Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản Lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định:

“Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi phí cho người lao động đi công tác tại nước ngoài nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp của nước đi công tác thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh tại nước ngoài nếu được ghi bằng tiếng nước ngoài thì Công ty phải dịch ra tiếng Việt theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC. (Theo Luatvietnam.net)

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ngô Thị Ngoan
Ngô Thị Ngoan
Bình chọn :
     

Cty e buôn bán đá granite, trong quá trình vận chuyển đi đường bị đổ vỡ (xe của cty chở đi đến nhà khách) trong năm bị đổ vỡ đá tầm 2 tỉ, giá trị thu hồi là 0. Bên e chỉ có biên bản kiểm kê xác nhận ở cty. Bây giờ thuế đòi phải có xác nhận của bên thứ 3 mới chấp nhận nếu k sẽ loại 2 tỉ. 
***** bên e cũng có 1 hóa đơn mua hàng năm 2019 nhưng nhà cung cấp k báo cáo sử dụng hóa đơn, thuế thông báo hđ k có giá trị sử dụng (ngày ra thông báo từ thuế phía bên ncc là năm 2020).giờ thuế bắt bên e tự loại chi phí để đóng thuế tndn của 1.7 tỷ🤣.
Em cũng đã cãi là lỗi đổ vỡ phát sinh làm gì có ai xác nhận mà đòi bên t3, cũng k quy trách nhiệm cho nhân viên nhưng thuế k chấp nhận.

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Ngô Thị Ngoan

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Vấn đề nhạy cảm không có văn bản quy định cụ thể. Để kín kẽ hồ sơ nên có bên thứ 3 xác nhận trên biên bản giao hàng (có thể là khách hàng mua hoặc kho bên công ty mình nhận). Nếu chưa có xác nhận thì làm bổ sung gửi thuế.
Còn việc thanh toán có đối chiếu công nợ làm căn cứ, việc bên bán không báo cáo sử dụng hóa đơn không phải lỗi sai tại mình. Bên mua không có trách nhiệm nhắc nhở và hỏi bên bán có bcsd hóa đơn.

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...