Địa chỉ trụ sở kinh doanh là một trong những thông tin trong đăng ký thuế của doanh nghiệp. Vậy khi có sự thay đổi địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì với cơ quan pháp luật. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn những thủ tục đó.
Thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế
Căn cứ pháp lý
Điều 40 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính Phủ
Điều 12 Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài Chính
Theo Điều 12 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:”Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.”
1. Thay đổi địa điểm kinh doanh “không làm” thay đổi cơ quan thuế quản lý
Trong trường hợp này doanh nghiệp cần làm thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch Đầu tư và Cơ quan thuế quản lý.
(1) Hồ sơ doanh nghiệp cần làm để gửi ra Phòng đăng ký kinh doanh bao gồm:
STT | Hồ sơ | Công ty TNHH 1TV | Công ty TNHH 2TV trở lên | Công ty Cổ phần | Công ty Hợp danh |
1 | Quyết định | của Chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh | của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh | Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh | của các thành viên hợp danh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh |
2 | Biên bản họp | của Chủ sở hữu công ty | của Hội đồng thành viên | Đại hội đồng cổ đông | của các thành viên hợp danh |
3 | Thông báo (mẫu PL II-1) (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
| về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh | về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh | về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh | về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh |
Mẫu 1: TẢI VỀ | Quyết định về việc thay đổi địa điểm kinh doanh
Mẫu 2: TẢI VỀ |Biên bản họp về việc thay đổi địa điểm kinh doanh
Mẫu 3: TẢI VỀ | Thông báo về việc thay đổi địa điểm kinh doanh
Trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh
– Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết nêu rõ lý do, và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung
(2) Hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế quản lý
Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế Mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC
TẢI VỀ | Mẫu sô 08-MST
2. Thay đổi địa điểm kinh doanh làm “thay đổi” cơ quan thuế quản lý
Doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Sau đó với đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư.
Theo Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý bao gồm 2 trường hợp:
– Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
2.1 Tại cơ quan thuế chuyển đi
Doanh nghiệp phải liên hệ cơ quan thuế cũ để hoàn thành nghĩa vụ thuế, làm quyết toán thuế.
(1) Hồ sơ gồm:
– Biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh
– Quyết định về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh
– Công văn gửi thuế về việc xin chốt nợ thuế chuyển trụ sở
– Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế Mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC
– Giấy Đăng ký kinh doanh bản sao có chứng thực
– Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ
(2) Cơ quan thuế chuyển đi:
Sẽ cấp cho doanh nghiệp mẫu 09-MST: Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm.
TẢI VỀ | Mẫu 09-MST
2.2 Tại cơ quan quản lý chuyển đến
Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (14/05/2015) doanh nghiệp sẽ đăng ký với Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch Đầu tư tại nơi chuyển đến
(1) Hồ sơ gồm:
– Biên bản, Quyết định, thông báo về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh (như Mục 2)
– Mẫu 09-MST của cơ quan thuế nơi chuyển đi
(2) Thời gian giải quyết hồ sơ: 03-05 ngày làm việc
3. Xử lý hoá đơn đã đặt in, đặt mua
3.1 Trường hợp: Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đã đặt in, đặt mua trước đó thì phải thông báo với cơ quan thuế
– Trường hợp 1: Thay đổi địa chỉ kinh doanh không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý
Gửi thông báo điều chỉnh hóa đơn (Thông tư 39/2014/TT-BTC) lên cơ quan thuế
Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn cũ
– Trường hợp 2: Thay đổi địa chỉ kinh doanh làm thay đổi cơ quan thuế quản lý
Gửi Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Bảng kê 01/AC hóa đơn chưa sử dụng (Mẫu 3.10 Thông tư 39) đến cơ quan thuế nơi chuyển đi
Gửi Thông báo điều chỉnh hóa đơn (Thông tư 39/2014/TT-BTC) và Bảng kê 01/AC hóa đơn chưa sử dụng (Mẫu 3.10 Thông tư 39) đến cơ quan thuế nơi chuyển đến
3.2 Trường hợp: Nếu doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đã đặt in, đặt mua trước đó thì phải làm thủ tục hủy hóa đơn
4. Thay đổi con dấu & thông báo với cơ quan chức năng khác nhau liên quan
– Thủ tục thay đổi mẫu dấu: các bạn liên hệ với bên Công an về thủ tục chi tiết làm
– Thông báo với các cơ quan chức năng khác: bảo hiểm xã hội,… về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh
– Thông báo với khách hàng, nhà cung cấp về thông tin này
Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ đã hướng dẫn các bạn thủ tục khi doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế. Mọi thắc mắc xin các bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Cho mình hỏi mình thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh cùng quận, không thay đổi cơ quan quản lý thuế thì làm thông báo gì cho cơ quan thuế để cơ quan thuế biết munhf thay đổi địa chỉ a
Để thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh trong cùng quận và không thay đổi cơ quan quản lý thuế, bạn cần thực hiện các bước sau:
1. Chuẩn Bị Hồ Sơ Thay Đổi Địa Chỉ
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ, bao gồm các giấy tờ sau:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh dành cho hộ kinh doanh cá thể.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có).
2. Nộp Hồ Sơ Tại Cơ Quan Thuế
– Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi hộ kinh doanh đang quản lý để thông báo về việc thay đổi địa chỉ kinh doanh. Thủ tục cụ thể bao gồm:
BƯỚC 1: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC).
BƯỚC 2: Đính kèm các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.
BƯỚC 3: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi hộ kinh doanh đang quản lý
3. Thời Gian Giải Quyết
Thời gian giải quyết hồ sơ thường là từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Nhận Kết Quả
Sau khi hồ sơ được chấp thuận, cơ quan thuế sẽ cập nhật thông tin thay đổi địa chỉ của hộ kinh doanh trong hệ thống quản lý thuế.
Có bạn nào làm ở cty có mở địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính không, cho mình hỏi chút với ạ.
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Trường hợp này bạn hiểu đúng rồi đó. bảng phân bổ thuế bạn tham khảo khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC
Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!
Cô cho em hỏi với ạ. Bên em mới làm xong thủ tục đăng ký thêm địa điểm kinh doanh mới cùng quận của trụ sở chính. Vậy em phải nộp tờ khai môn bài và thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh này luôn ko ạ? Em thấy có bạn bảo được miễn nộp thuế MB nên em đang phân vân quá ạ!
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: Đây là 10 trường hợp được miễn lệ phí môn bài năm 2022. Bạn xem DN mình nằm trong danh sách này thì sẽ được miễn phí nhé: trước đây gọi là thTheo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP, Nghị định 22/2020/NĐ-CP, các trường hợp được miễn lệ phí môn bài (trước đây gọi là thuế môn bài) bao gồm: (1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. (2) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. (3) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối. (4) Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. (5) Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). (6) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp. (7) Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc. (Miễn lệ phí môn… Xem thêm »