Tất tần tật về kế toán tiền lương trong công ty vận tải

Kế toán tiền lương tại các doanh nghiệp vận tải có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị kiểm soát, quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả. Dưới đây là bài chia sẻ của Kế toán Việt Hưng vêề vai trò và một số nghiệp vụ kế toán tại các doanh nghiệp vận tải mà bạn cần ghi nhớ nhé.

Kế toán tiền lương trong công ty vận tải là gì?

Kế toán tiền lương trong công ty vận tải là việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán…. để lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.

tat-tan-tat-ve-ke-toan-tien-luong-trong-cong-ty-van-tai
Kế toán tiền lương trong công ty vận tải là gì?

Những công việc của kế toán tiền lương trong công ty vận tải

  • Tính bảng lương cho toàn bộ công, nhân viên
  • Theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh
  • Đối với hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe
  • Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh
  • Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, chi phí từng lần sửa chữa

XEM THÊM:

Cách tính lương của kế toán tiền lương trong công ty vận tải

Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương khoán)

Các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp học nghề, phụ cấp trách nhiệm)

Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép.

Nội dung hạch toán chi phí lương của công ty vận tải:

Hạch toán tiền lương theo thông tư 200:

  • Trích lương phải trả công nhân viên tháng …./ Năm….

Nợ TK 642: Chi BP quản lý

Nợ TK 622: Chi phí lương cho bộ phận điều xe

Có TK 334: Lương phải trả- Lấy cột tổng cộng tiền lương ( Bao gồm cả tiền ăn ca, xăng xe, điện thoại)

  • Trích BH trừ vào chi phí của nhân viên thuộc bộ phận quản lý

Nợ TK 642

Có TK 3383

Có TK 3384

Có TK 3389

  • Trích BH trừ vào Cp của nhân viên bộ phận lái xe: Vì bộ phận lái xe là người trực tiếp tạo ra giá thành của chuyến hàng vận chuyển do đó chi phí BH này được tính vào GT của các chuyến hàng

Nợ TK 622

Có TK 3383

Có TK 3384

Có TK 3389

  • Trích BH trừ vào lương của nhân viên

Nợ TK 334

Có TK 3383

Có TK 3384

Có TK 3389

  • Nộp tiền Bảo hiểm

Nợ TK 3383

Nợ TK 3384

Nợ TK 3389

Có TK 111.112: Căn cứ trên chứng từ chi BHXH

  • Chi tiền lương: Chi lương nên lưu ý là chi trước 31/3/N+ 1 trước khi QT thuế TNCN của năm cũ. Vì nếu chi sau thời gian đó thì chi phí lương không được tính vào chi phí QT TNCN năm N .

Nợ TK 334/ có TK 111 hoặc có TK 112.

Hạch toán theo thông tư 133:

Nếu trong thông tư 200 sử dụng các TK đầu 6 ( 621,6222,627 cho việc tính giá thành thì thông tư 133 lại sử dụng TK 154 cho việc tính giá thành). Do đó chỉ cần thay TK 622 = Tk 154: Chọn chi tiết khoản mục chi phí – NCTT hoặc tách tk chi tiết theo từng phần mềm mà bạn sử dụng để tách riêng 154 – Chi tiết.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...