Luật thuế suất giá trị gia tăng mới nhất hiện nay quy định 3 mức áp dụng: 0%, 5%, 10%. Bạn đã biết những hàng hóa, dịch vụ nào áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng nào chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng để biết rõ về các mức thuế nhé!
Thuế suất giá trị gia tăng là gì?
Thuế suất giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.
Cách tính thuế suất giá trị gia tăng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ
a) Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất giá trị gia tăng 5%
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt:
- Nước sạch để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp đó.
- Trong đó không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng chịu chịu thuế suất 10%.
Quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng:
- Các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh cho cây trồng
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật. (Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác). (Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác).
- Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
Một số dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
– Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như:
- Cầy, bừa đất sản xuất nông nghiệp
- Đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Nuôi, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; thu, hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp
– Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
– Nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
– Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp
(trừ nạo, vét kênh mương nội đồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT)
– Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại. Lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại. (Trừ gỗ, măng và các sản phẩm không chịu thuế GTGT được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC)
– Các thiết bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% nếu được xác nhận của bộ y tế
– Các thiết bị, đồ dùng để giảng dạy và học tập
Bao gồm: các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim:
- Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu
VD: bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như:
VD: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác
VD: dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc
-> đều có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm nêu tại khoản 15 Điều 4 Thông tư này.
b) Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất giá trị gia tăng 10%
– Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ: Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác, Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra, Sản phẩm cơ khí tiêu dùng, Đồ điện tiêu dùng.
c) Các sản phẩm, dịch vụ chịu thuế suất giá trị gia tăng 0%
– Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu;
– Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
– Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
- Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
- Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật. (Điểm mới so với thông tư 129/2008/TT-BTC: Bổ sung hướng dẫn áp dụng 0% đối với: Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật)
- Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan:
– Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam;
– Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa. (Điểm mới so với thông tư 129/2008/TT-BTC: Bổ sung hướng dẫn vận tải quốc tế thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% bao gồm cả điểm đi và đến đều ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện)
Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:
– Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hàng lý và hàng hoá; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hoá; Dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).
Trên đây là những quy định trong luật thuế suất giá trị gia tăng mới nhất mà mỗi kế toán viên cần biết. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ.