Quyền lợi được hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế năm 2019

Đánh giá

Tham gia bảo hiểm y tế là hình thức cả cộng đồng chung tay chia sẻ rủi ro khi ốm đau, bệnh tật. Vậy quyền lợi được hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế năm 2019 là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé.

bảo hiểm y tế
Quyền lợi được hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế mới nhất

1. Bảo hiểm y tế là gì? 

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất hiện nay, giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… BHYT do nhà nước tổ chức và cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội, cộng đồng chia sẻ rủi ro ốm đau, bệnh tật. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành. 

2. Mức đóng bảo hiểm y tế 2019

Theo Nghị quyết 70/2017/QH14 quy định từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 1462018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng sau đây bằng 4,5% mức lương cơ sở. Cụ thể như:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định.
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định  về hộ gia đình như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 
Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; 
Người thứ 3  đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất; 
Người thứ 4 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; 

3. Quyền lợi bảo hiểm y tế 2019 

Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế, bệnh viện hiện nay không phải là con số nhỏ, nhất là với những gia đình khó khăn về kinh tế. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần. Cụ thể như sau:

* Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến:

– 100% chi phí nếu là:

+ Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;

+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (208.500 đồng) và tại tuyến xã;

+ Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (8.340.000 đồng).

– 95% chi phí nếu là:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

– 80% chi phí nếu là các đối tượng khác.

* Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

– 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

3. Từ ngày 01/07/2019, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng thêm quyền lợi gì?

Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, tăng thêm 100.000 đồng so với trước đây.

Dựa vào cơ sở đó, số tiền thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh (KCB) cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể:

* KCB tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT (trừ trường hợp cấp cứu):

– Cơ sở tuyến huyện và tương đương:

+ KCB ngoại trú: tối đa không quá 2,235 triệu đồng (hiện tại 2,085 triệu đồng)

+ KCB nội trú: tối đa không quá 745.000 đồng (hiện tại 695.000 đồng)

– Cơ sở tuyến tỉnh và tương đương:

Tối đa không quá 1,49 triệu đồng tại thời điểm ra viện nếu KCB nội trú (hiện tại 1,39 triệu đồng)

– Cơ sở tuyến trung ương và tương đương:

Tối đa không quá 3,725 triệu đồng tại thời điểm ra viện nếu KCB nội trú (hiện tại 3,475 triệu đồng).

– KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT không đúng quy định (thẻ BHYT không có ảnh hoặc không có giấy tờ chứng minh nhân thân):

+ KCB ngoại trú: tối đa không quá 223.500 đồng (hiện tại 208.500 đồng)

+ KCB nội trú: tối đa không quá 745.000 đồng (hiện tại 695.000 đồng).

* Chi phí cùng chi trả của những lần KCB đúng tuyến trong năm (kể từ ngày tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục) vượt quá 6 tháng lương cơ sở nhưng chưa được hưởng ngay tại cơ sở KCB:

– Thanh toán chi phí thực tế vượt quá 8,94 triệu đồng (hiện tại 8,34 triệu đồng)

– Cấp giấy xác nhận không cùng chi trả trong năm cho người bệnh.

Bên cạnh đó, với mức lương cơ sở từ 01/7/2019, ngoài các đối tượng thuộc diện thanh toán 100% chi phí KCB thì những ai thuộc các trường hợp dưới đây cũng được hưởng BHYT với mức 100%:

– KCB một lần ít hơn 223.500 đồng (hiện tại 208.500 đồng);

– Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm nhiều hơn 8,94 triệu đồng (hiện tại 8,34 triệu đồng).

Trên đây là những quyền lợi được hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế năm 2019. Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất hiện nay là ai cũng nên tham gia để giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh mỗi khi rủi ro bệnh tật xảy ra. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận